Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi? Có nguy hiểm không?

Ngày 12/06/2022
Kích thước chữ

Viêm VA là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, khi tình trạng viêm tái phát nhiều lần và trở nặng thì nạo VA là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên sau nạo VA trẻ có thể gặp các tình trạng đau nhẹ, ngáy ngủ, sổ mũi, sốt,...

Vậy tình trạng bé nạo VA xong vẫn sổ mũi kéo dài có gây nguy hiểm không? Phương pháp khắc phục là gì? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi

Nạo VA là phẫu thuật loại bỏ VA viêm nhiễm nặng gây cản trở đường hô hấp của bé. Đây là phương pháp cần thiết tránh viêm VA nặng kéo theo những biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Viêm VA là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 6 tuổi. Khi được thăm khám và đủ điều kiện bác sĩ sẽ có chỉ định cho nạo VA. 

Vì sao bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi? Có nguy hiểm không 1
Sau nạo VA, niêm mạc ở mũi, họng, hầu còn đang bị bội nhiễm, phù nề và xung huyết

Đây là phương thức can thiệp không quá phức tạp, không gây quá đau hay chảy nhiều máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau khi nạo xong bé vẫn sẽ gặp một số triệu chứng như chảy máu và sốt nhẹ, đau khó chịu vùng họng... Việc nạo VA xong vẫn ngủ ngáy, thay đổi giọng, hơi thở có mùi, hay đơn cử như sổ mũi này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian.

Sau nạo VA, niêm mạc ở mũi, họng, hầu còn đang bị bội nhiễm, phù nề và xung huyết. Chính điều này làm cho trẻ chảy dịch mũi có đờm xanh vàng, đôi khi có lẫn màu hồng do việc chảy máu nhẹ ở vùng họng. Vì tình trạng dịch mũi đặc nên khiến bé nghẹt mũi thường xuyên, thở bằng miệng và khó khăn trong việc ăn uống. 

Bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi có nguy hiểm không?

Sổ mũi sau nạo VA là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bé, là một tình trạng thường thấy. Chính vì vậy không cần lo lắng nếu bé vẫn sổ mũi sau khi nạo VA nhé.

Các lớp vảy giả mạc thường thường sẽ bong ra từ sau 7 ngày, từ 10 - 15 ngày thì vết thương sẽ gần như phục hồi hoàn toàn. Tình trạng sổ mũi của trẻ cũng sẽ thuyên giảm và có thể hết hẳn trong thời gian này. 

Một số bé trong thời gian đầu sổ mũi có thể có kèm theo máu, đây là do máu từ vết thương ở họng kéo lên theo, tuy nhiên trẻ sau nạo VA thường ít chảy máu nên tình trạng này sẽ chỉ xảy ra trong một vài lần. Bậc cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé như bình thường và theo dõi thêm. 

Vì sao bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi? Có nguy hiểm không?
Sổ mũi sau nạo VA là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bé, là một tình trạng thường thấy

Phụ huynh cần chăm sóc như thế nào khi bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi?

Trong giai đoạn sau nạo VA, để cải thiện tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi của bé các bậc phụ huynh nên nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên lỗ mũi của bé thường xuyên. Kèm theo đó dùng dụng cụ hút dịch mũi để giúp hốc mũi bé thông thoáng, điều này khiến trẻ ăn uống dễ dàng và hít thở tốt hơn. Chú ý cần tham khảo cách hút dịch mũi từ bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến vết thương của bé.

Cơ thể của trẻ cũng cần được giữ ấm thường xuyên, sau khi nạo VA bé sẽ dễ bị bệnh nên cần phòng ngừa và sẵn sàng nhận biết cũng như có các biện pháp điều trị trẻ bị cảm cúm, sức đề kháng giai đoạn này vẫn cần được quan tâm. Chính vì vậy cũng không nên để bé tiếp xúc với những người đang bị ốm và có các bệnh dễ lây nhiễm. Cần cho trẻ đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe sát sao, phòng ngừa các biến chứng không tốt xảy ra sau khi nạo VA.

Vì sao bé nạo VA xong vẫn bị sổ mũi? Có nguy hiểm không 3
Bé nạo VA xong vẫn sổ mũi phụ huynh có thể dùng dụng cụ hút dịch mũi để giúp hốc mũi bé thông thoáng

Bên cạnh đó có thể tham khảo các hướng dẫn chăm sóc trẻ sau nạo VA từ bác sĩ bé mau được phục hồi và trở về chế độ sinh hoạt bình thường.

Về chế độ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên:

  • Trong một vài ngày sau phẫu thuật nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo xay nhuyễn, súp, canh,... 
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước để cấp ẩm cho cổ họng và tránh tình trạng mất nước sau phẫu thuật có thể gây nguy hiểm tới trẻ.
  • Khi đã thấy trẻ có thể ăn uống bình thường, không còn cảm giác buồn nôn thì có thể dần dần chuyển qua các thức ăn đặc hơn và dần về chế độ ăn như bình thường.
  • Không ăn các thức ăn quá cứng để tránh làm chỗ nạo VA bị xây xước, chảy máu và khó bình phục.

Ngoài bé nạo VA xong vẫn sổ mũi thì bé sẽ còn có thể kéo dài tình trạng ngáy ngủ, giọng nói biến đổi, hơi thở có mùi, chảy dãi hoặc đau lan ra tai. Với các tình trạng này các bậc phụ huynh cũng không cần lo lắng, đây cũng là các vấn đề thường gặp ở trẻ sau nạo VA. Chỉ cần lưu ý chăm sóc đúng với các hướng dẫn từ bác sĩ thì trẻ sẽ sớm hết các triệu chứng trên.

Một số lưu ý sau nạo VA

Dù phẫu thuật nạo VA không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhưng cũng không nên coi thường. Để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, cha mẹ cần theo dõi và đề phòng nếu gặp các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C kéo dài không dứt, dù đã dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
  • Trẻ chảy máu nhiều và không thể cầm máu được.
  • Trẻ buồn nôn, nôn mửa liên tục không có dấu hiệu dừng triệu chứng.
  • Bị đau dữ dội và không thể ăn uống, bỏ ăn.
  • Nôn ra nhiều máu, lúc này cần đưa trẻ đến các bệnh viện để kiểm tra tình trạng của trẻ.
  • Mất giọng từ 24 giờ trở lên.

Khi gặp các triệu chứng trên cha mẹ không được bỏ qua mà cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chẩn đoán lại tình trạng sau phẫu thuật.

Trên đây là tổng hợp nguyên nhân và các lưu ý cho phụ huynh khi gặp tình trạng bé nạo VA xong vẫn sổ mũi. Đây là trường hợp phổ biến nên không cần quá lo lắng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý thêm các triệu chứng khác của bé để tránh gặp biến chứng nhé.

 Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin