Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao khi mang bầu mẹ thường bị nặng mùi cơ thể

Ngày 15/12/2020
Kích thước chữ

Có đến 70% phụ nữ mang bầu gặp phải tình trạng cơ thể có mùi có chịu trong những tháng thai kỳ. Đây có phải dấu hiệu bình thường và mẹ bầu cần chú ý điều gì để giải quyết vấn đề này.

Với sự cân bằng của nội tiết tố trong thời gian mang thai làm rối loạn các chức năng của cơ thể tác và khiến cơ hệ miễn dịch bị suy giảm - cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Điều này sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh tại chỗ và bên ngoài vào khiến cho cơ thể có mùi.

Mùi cơ thể mẹ bầu thường gặp phải

Hôi miệng

Vì sao khi mang bầu mẹ thường bị nặng mùi cơ thể 1Thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là nguyên nhân gây hôi miệng

Tình trạng thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Lúc này cơ chế hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn làm tăng sản xuất hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn, nôn ói.

Trào ngược dạ dày làm tăng lượng axit trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây những bệnh về răng miệng và khiến hơi thở có mùi hôi. Đồng thời mùi nôn nghén làm cho hơi thở có mùi khó chịu, từ đó khiến nhiều mẹ bầu mặc cảm khi tiếp xúc với người khác.

Ngoài ra việc thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây giảm tiết nước bọt dẫn tới hiện tượng khô miệng, khiến cho lượng vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh. Điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn có thể gây sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu... và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hôi nách

Vì sao khi mang bầu mẹ thường bị nặng mùi cơ thể 2Tuyến mồ hôi dưới da mẹ bầu hoạt động mạnh làm vùng da có mùi khó chịu

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị biến đổi mạnh mẽ làm rối loạn một số chức năng của cơ thể. Trong đó những ống tuyến mồ hôi dưới da có thể hoạt động mạnh hơn làm mồ hôi vùng da dưới cánh tay tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra thân nhiệt của mẹ bầu khi mang thai cũng tăng cao hơn, khiến mồ hôi khi tiết ra có chứa nhiều axit béo không bão hòa. Đây là nguồn thức ăn chủ yếu của những loại vi khuẩn vi khuẩn dưới cánh tay. Trong quá trình chúng tiêu hóa lượng acid béo sẽ khiến chúng bị phân hủy và gây ra mùi khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi cơ thể. 

Ngoài ra mẹ bầu không vận động thường xuyên trong những tháng cuối thai kỳ và mặc đồ kín gây bí bách khiến vùng da dưới cánh tay bị ẩm ướt, kích thích vi khuẩn phát triển gây hôi nách.

Hôi vùng kín

Vì sao khi mang bầu mẹ thường bị nặng mùi cơ thể 3Mẹ bầu thường bị mất cân bằng PH gây hôi vùng kín

Khi mang thai, lượng chảy qua vùng âm đạo gia tăng khiến độ pH (độ pH bình thường của âm đạo là từ 3,8 đến 4,5). Mất cân bằng PH làm cho hàng rào bảo vệ âm đạo hoạt động giảm năng xuất tạo điều kiện cho những vi sinh vật có hại xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa và gây mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, những nội tiết tố như estrogen và progesterone và prolactin trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng khiến âm đạo tiết nhiều dịch và có mùi hôi. Nếu lúc này mẹ không làm vùng kín kỹ lưỡng tạo khiến cho vi khuẩn sản sinh gây mùi khó chịu.

Những cách giúp mẹ hạn chế mùi cơ thể

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để khử mùi hôi miệng, mẹ cần đánh răng ít nhất 2 lần một ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để mang lại mùi hương dễ chịu và loại bỏ những loại vi khuẩn gây bệnh. Hạn chế ăn những đồ ngọt để sâu răng và hạn chế ăn những đồ ăn nặng mùi như hành tỏi, măng tây, thức ăn đóng hộp sẵn.

Khử mùi hôi nách bằng những thực phẩm từ tự nhiên

Để khử mùi hôi nách, một số mẹ bầu thường nghĩ đến cách sử dụng những sản phẩm xịt khử mùi và lăn nách. Tuy nhiên hiện nay những sản phẩm này đa số có chứa mùi hoặc những hợp chất hóa học sẽ gây hại sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên lúc này cơ thể mẹ rất nhạy cảm và đôi khi có thể bị dị ứng.

Thay vào đó mẹ có thể sử dụng những thảo dược tự nhiên hoàn toàn lành tính như chanh, gừng, lá tía tô, mướp đắng... để khử mùi cho vùng da dưới cánh tay và gót chân. Chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ hay tác động đến sự phát triển của thai nhi nên rất an toàn.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tắm và làm sạch âm đạo thường xuyên bằng nước ấm và cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng để tránh gây ngứa và viêm nhiễm. Tuy nhiên mẹ nên tránh những sử dụng những sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh âm đạo vì chúng có thể gây hại đến những vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo. Bên cạnh đó mẹ cũng nên mặc quần áo thoáng mát để giảm tiết mùi hôi gây khó chịu.

Như vậy chúng ta có thể thấy mùi hôi cơ thể của mẹ bầu là do sự thay đổi của cơ thể và có thể tự chữa trị tại nhà. Mẹ nên sử dụng những sản phẩm lành tính, an toàn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Trong những trường hợp nặng mẹ có thể đến bác sĩ để được thăm khám và có cách chữa trị đúng cách.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin