Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

10 nguyên nhân hôi miệng: Bạn đã biết cách xử lý chưa?

Ngày 12/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Để điều trị được dứt điểm căn bệnh này, bạn cần biết được nguyên nhân hôi miệng. Từ đó, lấy lại được hơi thở thơm mát. Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí ngay 10 nguyên nhân gây hôi miệng, đồng thời gợi ý phương pháp cải thiện ngay trong bài viết dưới đây!

Hôi miệng dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mắc, nhưng nó lại khiến người mắc cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân hôi miệng. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm nguyên nhân gây hôi miệng, cũng như giải pháp để điều trị triệt để tình trạng này nhé!

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là hiện tượng hơi thở thoát ra ngoài có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này vô cùng phổ biến, chiếm đến 40% dân số thế giới. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mùi hôi trong khoang miệng xuất hiện là do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người mắc. Nó khiến cho họ cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người khác.

Nguyên nhân hôi miệng - Bạn đã biết cách xử lý chưa? 1
Hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy tự ti

Nguyên nhân hôi miệng

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Để xác định được chính xác thủ phạm gây ra chứng hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân hôi miệng dưới đây:

Hơi thở hôi vào buổi sớm

Hơi thở hôi vào buổi sớm xuất hiện ở hầu hết mọi người. Tình trạng này diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nguyên nhân là do miệng bị khô và ứ đọng suốt nhiều giờ liền trong lúc ngủ.

Miệng bị khô

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị khô miệng gây hôi miệng do uống ít nước, hoặc tác dụng phụ sau khi dùng thuốc chống suy nhược Tricyclic. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng xuất hiện ở những người mắc phải hội chứng Sjogren, hoặc đang trong quá trình xạ trị. Lúc này, sự suy giảm nước bọt sẽ dẫn đến suy giảm cơ chế chải rửa tự nhiên của cơ thể. Từ đó, khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu hơn.

Thức ăn, thức uống và thuốc

Cơ chế bình thường của cơ thể là hóa chất có trong thức ăn khi đi vào máu sẽ phải trải qua hệ thống mao mạch. Những loại thức ăn cay, chứa nhiều hành, tỏi hoặc đồ uống có cồn có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho khoang miệng của bạn có mùi lạ. Không những vậy, một số loại thuốc như thuốc xạ trị cũng có tác dụng phụ là gây hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng - Bạn đã biết cách xử lý chưa? 2
Ăn quá nhiều hành và tỏi là nguyên nhân hôi miệng

Hút thuốc lá

Một trong những nguyên nhân hôi miệng hàng đầu phải kể đến là thói quen hút thuốc lá. Thậm chí, những người hít khói thuốc lá thì mùi hôi cũng sẽ đi vào theo hơi thở. Điều này còn chưa kể đến là, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu, gây ra mùi hôi ở miệng.

Ăn kiêng

Ở những người ăn kiêng quá khắt khe, hơi thở sẽ có mùi ngọt bệnh lý. Đây là một loại hóa chất có tên Ketones. Loại chất này được hình thành trong quá trình phân hủy các chất béo.

Bệnh lý y khoa

Một số bệnh lý có triệu chứng đặc trưng là mùi hôi trong khoang miệng. Chẳng hạn như polyp mũi, bệnh viêm xoang hoặc có vật lạ bị kẹt bên trong mũi. Trong hầu hết các trường hợp hôi miệng do bệnh lý, mùi hôi chỉ xuất hiện khi người bệnh thở bằng mũi. Trong khi đó, nếu hô hấp bằng miệng, mùi hôi sẽ rất khó phát hiện.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm, có bướu trong phổi, họng, miệng hoặc amygdale cũng có thể là nguyên nhân hôi miệng. Ngoài triệu chứng hôi miệng, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số dấu hiệu bất thường khác như: Nghẹt mũi, đau đầu, sốt,…

Nguyên nhân hôi miệng - Bạn đã biết cách xử lý chưa? 3
Người mắc các bệnh về xoang cũng có thể bị hôi miệng

Hội chứng mùi cá

Mặc dù ít gặp nhưng người bệnh cũng không thể bỏ qua hội chứng mùi cá gây hôi miệng. Căn bệnh này khiến cơ thể và hơi thở của người bệnh toát ra mùi tương tự như cá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng này do cơ thể bị mất khả năng phân hủy trimethylaminuria. Trong khi đó, đây là loại chất rất phổ biến có trong thực phẩm. Khi hàm lượng trimethylaminuria tích tụ đủ và bắt đầu được giải phóng ra ngoài, người đối diện có thể dễ dàng ngửi thấy mùi hôi khó chịu từ mồ hôi, nước tiểu và hơi thở của người bệnh.

Vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ

Việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc chải răng qua loa không thể lấy được tất cả mảnh thức ăn nhỏ và mảng bám có trong các kẽ răng. Nếu để quá lâu, thức ăn sẽ phân hủy và tạo ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bên cạnh việc chải răng, các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng, bàn chải nước hoặc chỉ nha khoa.

Bệnh lý về nha khoa

Một trong những bệnh lý về răng hàm mặt phổ biến nhất hiện nay là bệnh viêm nha chu. Lúc này, nướu của người bệnh sẽ có biểu hiện viêm, chảy máu chân răng. Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tình trạng hôi miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Lâu ngày, các mảng bám răng sẽ bám chặt vào bề mặt răng. Chúng là sự kết hợp giữa vi khuẩn với thức ăn và nước bọt. Các mảng bám này được gọi là cao răng, là nguyên nhân gây hôi miệng ở rất nhiều người bệnh.

Nguyên nhân hôi miệng - Bạn đã biết cách xử lý chưa? 4
Vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo thành các mảng bám gây hôi miệng

Bựa lưỡi

Không chỉ chải răng hàng ngày, lưỡi cũng là bộ phận cần được vệ sinh cẩn thận. Nấm lưỡi thường xuất hiện ở phía sau lưng lưỡi. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Họ cho rằng rất có thể nguyên nhân tạo ra bựa lưỡi là chất nhầy chảy ra ở mũi sau.

Theo đó, trong nấm lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn nên dù khoang miệng đã được vệ sinh sạch sẽ, răng miệng của bạn vẫn có mùi hôi đặc trưng.

Làm sao để xác định bản thân mắc hôi miệng?

Trên thực tế, rất khó để bạn tự nhận biết được bản thân đang mắc phải hôi miệng. Nếu nghi ngờ bị hôi miệng, bạn có thể kiểm chứng bằng những phương pháp đơn giản tại nhà như sau:

  • Cách 1: Bạn úp lòng bàn tay lại rồi thở ra bằng miệng. Lúc này, bạn ngửi thử xem trong lòng bàn tay có mùi khó chịu hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngửi mùi trên chỉ nha khoa hoặc nhờ người thân xác nhận khi giao tiếp với họ.
  • Cách 2: Bạn có thể sử dụng thiết bị y tế, chẳng hạn như máy halimeter để kiểm tra mùi hơi thở. Không chỉ xác định được mùi hôi có trong khoang miệng, phương pháp này còn giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, áp dụng biện pháp điều trị sao cho phù hợp.

Cách cải thiện tình trạng hôi miệng

Khi đã biết được chính xác nguyên nhân hôi miệng, bạn hãy xử lý nhanh chóng bằng các biện pháp hiệu quả như:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị tình trạng hôi miệng là xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên sau khi ăn và trước khi ngủ dậy. Bạn cũng cần học cách đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Theo đó, bạn cần vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày và thay bàn chải đánh răng khoảng 4 tháng/lần.

Sử dụng chỉ nha khoa

Bàn chải đánh răng không phải lúc nào cũng có thể lấy đi toàn bộ các mảnh thức ăn kẹt trong kẽ răng. Lúc này, bạn rất cần đến sự hỗ trợ của chỉ nha khoa. Không chỉ giúp lấy đi các mảng bám, chỉ nha khoa còn giúp vệ sinh lưỡi dễ dàng. Đây là biện pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn cải thiện được tình trạng hơi thở có mùi.

Uống nhiều nước

70% cơ thể con người là nước. Việc cung cấp đủ nước giúp vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi trong miệng. Do đó, bạn cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày để duy trì đủ lượng nước cung cấp cho khoang miệng.

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến mùi hơi thở. Vì vậy, người có mùi hôi ở miệng cần kiêng các món ăn chứa nhiều hành tỏi, gia vị cay nóng hoặc chứa nhiều đường.

Nguyên nhân hôi miệng - Bạn đã biết cách xử lý chưa? 6
Bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân hôi miệng. Hãy áp dụng ngay những biện pháp Nhà thuốc Long Châu liệt kê ở trên để cải thiện triệt để tình trạng này nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin