Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Ngày 06/08/2024
Kích thước chữ

Bà bầu bị hôi miệng là tình huống khiến nhiều thai phụ lo lắng. Việc hôi miệng thực sự khiến nhiều người mắc phải e ngại và lúng túng trong giao tiếp. Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Bài viết bật mí cụ thể đến bạn về tình trạng này.

Hôi miệng là tình trạng không ai muốn mắc phải bởi chúng khiến người mắc tự ti. Với những ai đang mang thai, có thể có nhiều chuyển biến từ thể chất cho đến tâm lý nên bà bầu cũng là đối tượng dễ bị hôi miệng. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?

Tại sao bà bầu bị hôi miệng?

Có nhiều thai phụ phát hiện hơi thở bản thân có mùi khó chịu và khiến họ khá buồn cũng như lo lắng. Tuy nhiên bác sĩ chỉ ra rằng rất có thể đây là phản ứng phụ trong quá trình mang thai và chỉ kéo dài tạm thời. Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị hôi miệng:

Ốm nghén

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân. Ốm nghén chính là một trong những tình trạng có thể dẫn đến tình huống hơi thở mẹ bầu có mùi hôi. Bởi một khi nôn mửa do nghén, mùi hôi miệng có thể đến từ chất nôn còn trong miệng. Đặc biệt việc ốm nghén còn tạo ra môi trường axit trong miệng, lớp men răng có khả năng bị mài mòn do axit dạ dày và dẫn đến hôi miệng, sâu răng.

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Chăm sóc răng miệng sao cho khoa học? 1
Mang thai dễ bị nghén và tăng khả năng gây hôi miệng

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi hormone là điều mà thai phụ không thể tránh khỏi bởi chúng cũng là yếu tố giúp thai kỳ phát triển bình thường. Sự thay đổi hormone này khiến cơ thể gặp một số vấn đề như mắc viêm nướu, sâu răng, khô miệng. Và nếu bà bầu mắc các chứng liên quan đến răng miệng kể trên thì việc bị hôi miệng là chuyện dễ hiểu.

Tiêu hoá chậm

Phụ nữ đang mang thai có thay đổi nội tiết tố cũng như kích thước tử cung tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá. Điển hình nhiều thai phụ hay bị đầy bụng, ợ chua do tiêu hoá chậm. Chính hiện tượng ợ nóng, trào ngược dạ dày xảy ra khiến bà bầu rất dễ thở ra mùi hôi. Chưa kể khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ mất nước do hay bị nghén và đi tiểu nhiều. Từ đó tình trạng khô miệng xảy ra và chứng hôi miệng có khả năng cao xuất hiện.

Chế độ ăn uống không khoa học

Nếu mẹ bầu đang ăn các thực phẩm như tỏi, hành, cà phê thì rất dễ khiến hơi thở có mùi. Chưa kể lúc mang thai, mẹ bầu có thể thèm ăn ngọt, ăn chua và nếu lơ là trong vệ sinh răng miệng thì làm tăng khả năng hôi miệng. Thực tế người mang thai nên cẩn trọng trong ăn uống bởi dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến cả sức khoẻ của mẹ và bé.

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Chăm sóc răng miệng sao cho khoa học? 2
Nếu mẹ bầu ăn hành tỏi nhiều cũng khiến hơi thở có mùi

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao?

Bà bầu bị hôi miệng thường xuất hiện một số triệu chứng như nướu đỏ, khô miệng và ít tiết nước bọt, thường xuyên cảm thấy đắng miệng và hơi thở như mùi cá chết hoặc mức độ nhẹ hơn nhưng vẫn gây mùi khó chịu.

Nếu chỉ đơn thuần mắc các dấu hiệu kể trên thì bạn có thể không cần phải quá lo lắng. Ngay lúc này bạn cần chú ý vào vệ sinh răng miệng. Ngoài việc bạn đánh răng mỗi ngày 2 lần thì nên dùng thêm chỉ nha khoa để đảm bảo không có mảng thức ăn kẹt vào các kẽ răng. Chưa kể một sai lầm mà nhiều người mắc phải khi đánh răng là bỏ qua việc vệ sinh lưỡi. Thực tế đây là bộ phận khu trú nhiều vi khuẩn gây hôi miệng nên bạn buộc phải làm sạch chúng trong quá trình đánh răng, giảm việc hơi thở có mùi.

Như đã đề cập, mẹ bầu dễ bị khô miệng nên cần uống đủ nước. Chủ động không ăn các món ăn có gia vị nồng, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hoá, ngừa ợ chua hay trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên khi nào thì chứng hôi miệng là dấu hiệu không được chủ quan mà phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức? Đó là lúc bạn có hơi thở hôi quá mức, nướu xuất hiện chảy máu, trong miệng có vị kim loại, răng hoặc nướu bị đau. Mẹ bầu phải nhanh chóng thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất bệnh lý đang gặp phải.

Bác sĩ sau khi tìm ra nguyên nhân, họ có thể đề xuất các phương pháp can thiệp để giảm hôi miệng cho thai phụ như:

  • Lấy cao răng sâu.
  • Trám răng bằng nhựa.
  • Nạo mảng bám nếu chúng lắng đọng dưới nướu.
  • Can thiệp laser hay phẫu thuật để bỏ u hạt sinh mủ.
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Chăm sóc răng miệng sao cho khoa học? 3
Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao là thắc mắc của nhiều người

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng bà bầu

Sau khi giải đáp bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc răng cho bà bầu. Một số cách sau giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng lành tính mà mẹ bầu có thể tự thực hiện tại nhà:

Kỷ luật trong vệ sinh răng miệng

Duy trì đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra trong quá trình ăn uống thường ngày, mẹ bầu cần chủ động sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để giúp khoang miệng không còn cặn thức ăn. Đặc biệt có một số thai phụ thèm ăn vào buổi tối thậm chí buổi khuya thì phải lưu ý đánh răng ngay sau khi ăn để hạn chế sâu răng.

Khám nha khoa định kỳ

Không chỉ khám thai định kỳ, mẹ bầu cần phải kiểm tra răng miệng định kỳ. Nếu có những dấu hiệu bất thường như sưng đau lợi, chảy máu răng thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời. Nếu bạn có ý định trám răng thì phải chọn thời điểm phù hợp, nên thực hiện trong tháng thứ 7 của thai kỳ. Lấy cao răng 6 tháng một lần cũng là cách bảo vệ răng miệng nên cân nhắc thực hiện.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Nên uống đủ nước, nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu. Để răng không bị suy yếu, bạn có thể bổ sung khoáng chất như phốt pho, canxi trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra ưu tiên chế biến món ăn lỏng, mềm để hạn chế việc dùng lực quá mạnh trong quá trình nhai thức ăn. Ưu tiên ăn trái cây tươi, mọng nước vì chúng vừa tốt cho sức khỏe răng miệng và vừa tốt cho hệ tiêu hoá.

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Chăm sóc răng miệng sao cho khoa học? 4
Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và khoáng chất

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bà bầu bị hôi miệng phải làm sao. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì lưu ngay bài viết và xây dựng cho bản thân một chế độ chăm sóc răng miệng thật khoa học nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin