Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng nguyên nhân và cách xử trí

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua hoặc không nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này. Từ đó xuất hiện tình trạng trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng và nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng khác. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến tâm lý và sự tự tin của trẻ.

Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe răng miệng và cơ thể của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng

Hôi miệng kèm theo chảy máu chân răng thường liên quan đến các vấn đề như: Sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu. Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này ở trẻ em:

Chăm sóc sức khỏe răng miệng kém

Trẻ nhỏ thường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu mảng bám còn sót lại ở viền nướu, vi khuẩn có thể phát triển và gây ra các bệnh như: Sâu răng, viêm nướu và tụt lợi. Việc trẻ tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường và đồ uống ngọt cũng góp phần làm vi khuẩn phát triển nhanh chóng và gây hại nặng hơn.

Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng nguyên nhân và cách xử trí - 1
Trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng kém

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Vitamin C, A, B2 và kẽm đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Vitamin C đặc biệt quan trọng vì nó hỗ trợ tổng hợp collagen, giúp làm lành vết thương. Thiếu hụt những chất này trẻ có thể xuất hiện hôi miệng, chảy máu chân răng và khiến vết thương lâu lành.

Tổn thương nướu

Nướu giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chân răng của trẻ. Ở trẻ nhỏ, nướu và các mô mềm xung quanh răng còn yếu và nhạy cảm hơn. Các yếu tố bên ngoài như: Chải răng quá mạnh hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn gây sâu răng có thể làm nướu bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương nướu có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gây đau nhức kéo dài. Nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể làm răng lung lay, chảy máu và sinh ra mùi hôi khó chịu ở trẻ.

Một số bệnh lý khiến trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng không chỉ là dấu hiệu của viêm lợi mà còn có thể liên quan đến một số bệnh lý khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể của trẻ. Dưới đây là một số bệnh lý cần lưu ý:

  • Sâu răng;
  • U nhú nướu răng;
  • Loét miệng;
  • Viêm lợi do mọc răng;
  • Chảy máu chân răng có mủ sưng;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Ung thư máu;
  • Tủy xương;
  • Máu bị khó đông;
  • Bệnh tim mạch.
Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng nguyên nhân và cách xử trí - 2
Sâu răng có thể gây ra tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng ở trẻ

Nếu trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng kéo dài hoặc nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn và bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ.

Trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng có đáng lo ngại không?

Khi trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng bất thường, đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Nếu nguyên nhân là các bệnh lý như viêm lợi, tụt lợi, hoặc viêm nha chu, thì việc điều trị sớm là rất quan trọng.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Áp xe chân răng;
  • Viêm nha chu;
  • Mất răng;
  • Hoại tử nướu;
  • Tiêu xương răng;
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười;
  • Giảm sức nhai;
  • Tác động xấu đến đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng nguyên nhân và cách xử trí - 3
Trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng là tình trạng không nên xem thường

Hơn nữa, trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang bị suy giảm. Ngoài việc đưa trẻ đến thăm khám tại nha khoa để được điều trị đúng cách, bạn nên cân nhắc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của xương răng và hệ miễn dịch của trẻ.

Trẻ bị hôi miệng và chảy máu chân răng nên làm gì?

Chảy máu chân răng ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt vitamin, hoặc các bệnh lý răng miệng. Để giảm thiểu tình trạng này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách xử trí hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho trẻ nếu gặp tình trạng này:

  • Chăm sóc nướu: Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám và bảo vệ nướu. Bên cạnh đó, nên thăm khám răng miệng định kỳ để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Hạn chế thực phẩm gây hôi miệng: Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi hôi như: Tỏi, hành và các gia vị mạnh. Đồng thời, tăng cường cho trẻ ăn trái cây tươi, rau xanh, và thực phẩm giàu chất xơ để duy trì sức khỏe răng miệng.
  • Hạn chế đồ ngọt và nước có gas: Hạn chế cho trẻ tiêu thụ nước ngọt, nước có gas và các loại bánh kẹo vì những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và chảy máu chân răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải có độ cứng vừa phải và kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, khuyến khích trẻ sử dụng nước muối loãng để súc miệng 2 lần/ngày, giúp làm sạch khoang miệng và giảm vi khuẩn.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng và nướu. Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng.
Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng nguyên nhân và cách xử trí - 4
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng

Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng là vấn đề thường gặp nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, có chế độ ăn uống hợp lý và thăm khám nha sĩ định kỳ là những biện pháp quan trọng để ba mẹ có thể giúp trẻ hạn chế bị hôi miệng, chảy máu chân răng cùng nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin