Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Cách khắc phục hiệu quả tình trạng này

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Trẻ thường xuyên quấy khóc trước khi ngủ khiến nhiều bố mẹ lo lắng trong quá trình nuôi con. Bé khóc đêm, khó ngủ không chỉ gây tác động về mặt sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các thành viên gia đình. Vậy vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ?

Nuôi con là hành trình tìm thấy hạnh phúc của những ông bố bà mẹ. Thế nhưng, một số trẻ thường hay khóc trước khi ngủ. Điều này làm cho phụ huynh cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi lần đầu tiên làm bố mẹ. Vậy vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân về sinh lý của trẻ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường trong giai đoạn REM (Rapid Eye Movement) chiếm đến 50%, trong khi người lớn chỉ chiếm khoảng 25% vì thế nên trẻ hay có hiện tượng quấy khóc, không chịu ngủ vào ban đêm. 

Ở giai đoạn REM, hơi thở và nhịp thở của trẻ sẽ nhanh hơn do não bộ và các cơ qua hô hấp tăng hoạt động dù trẻ đang chìm trong giấc ngủ. Vì thế nên, trẻ sơ sinh thường rất khó ngủ, hay giật mình, tỉnh giấc khi có tác động nhỏ từ bên ngoài. Ngoài ra, khi trẻ dần phát triển hơn, vận động thường ngày tăng cao khi bé bước dần vào giai đoạn biết đi, biết bò,... cũng khiến trẻ khó ngủ hơn.

Nguyên nhân do bệnh lý của trẻ

Nếu con có dấu hiệu khó ngủ, bố mẹ đừng nên bỏ qua nguyên nhân do bệnh lý. Bởi trẻ đang cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ:

Thiếu canxi

Trẻ còi xương, thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Việc thiếu hụt hàm lượng các vi chất cần thiết như magie, kẽm rất khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt hơn, trẻ thiếu sát hay gặp phải hội chứng chân không yên làm cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, thường ngủ ngày và khó ngủ sâu giấc khi về đêm. 

Giải đáp: Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? 1 Trẻ thường quấy khóc vào ban đêm có thể do cơ thể thiếu canxi

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Các bệnh lý do nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mũi,... có thể cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Điều này khiến trẻ phải thở bằng miệng và dễ ngủ ngáy. 

Béo phì

Nếu bé trong tình trạng quá cân, béo phì so với độ tuổi sẽ khiến các nhóm cơ đường thở trở nên phì đại, gây khó khăn trong việc thở, nuốt. Vì thế nên, trẻ thường khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm do phải thở bằng miệng. 

Các yếu tố khác khiến trẻ quấy khóc trước khi ngủ

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Ngoài những nguyên nhân về sinh lý, bệnh lý có thể do một số các yếu tố khác khiến trẻ quấy khóc như:

  • Trẻ đói bụng: Trẻ sơ sinh do chưa có khả năng giao tiếp nên việc khóc là cách duy nhất bé giao tiếp với bố mẹ. Chính vì thế, quấy khóc khát sữa là phản xạ đầu tiên của bé. Mẹ cần nên cho trẻ bú thường xuyên, khoảng 2 tiếng một lần nhằm đảm bảo dinh dưỡng tối đa cho con. Bên cạnh nguyên nhân đói bụng, có thể do cơ thể bé đang khó chịu, quần áo quá chật, bìm ướt cũng khiến trẻ không thoải mái khi ngủ. 
  • Điều kiện phòng ngủ: Trẻ sơ sinh đang trong độ tuổi rất nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non yếu do đó rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng chói, tiếng ồn, quá nóng hoặc quá lạnh,... Những điều này khiến trẻ dễ bị kích thích, hay giật mình và quấy khóc trước khi ngủ. 
Giải đáp: Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? 2 Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Cách thức khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc trước khi ngủ

Sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn một số mẹo về cách khắc phục tình trạng trẻ thường xuyên quấy khóc trước khi ngủ nhé!

Thói quen ngủ

Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ ngủ hầu hết khoảng thời gian trong ngày, tuy cũng có một số trẻ gặp tình trạng khó ngủ. Những trẻ này các bố mẹ cần phải có lịch trình sinh hoạt cụ thể, đồng thời cần nhanh chóng nhận ra dấu hiệu trẻ buồn ngủ như ngáp, mắt lờ đờ, không chịu chơi,... thì cần nên cho trẻ đi ngủ ngay. 

Ngoài ra, môi trường ngủ của bé cũng quyết định giấc ngủ ngon của trẻ. Trẻ sẽ dễ dàng ngủ hơn trong điều kiện ít ánh sáng, không có tiếng ồn, nhiệt độ thích hợp và thoáng đãng. 

Vào mỗi buổi tối, bạn cần nên cho trẻ thư giãn trước khi ngủ, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Khi trẻ ngủ sớm sẽ giúp cơ thể tiết ra hormone tự điều chỉnh chu kỳ ngủ của trẻ. 

Vỗ về, an ủi trẻ

Trẻ nhỏ thường hay có cảm giác bất an khi ngủ nên trẻ hay quấy khóc hoặc gặp phải giấc mơ khủng khiến. Khi đó, bạn hãy ôm trẻ vào lòng, vuốt ve và vỗ về trẻ để giảm bớt sự căng thẳng, bất an.

Giải đáp: Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? 3 Các bố mẹ cần nên vỗ về, an ủi trẻ khi trẻ quấy khóc 

Bổ sung vitamin D

Nếu được bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin D, trẻ sẽ ngủ ngon giấc và ít cáu gắt hơn trước khi ngủ. Mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhu cầu vitamin D là 400UI, bạn có thể bổ sung cho trẻ bằng đường uống những loại thực phẩm chức năng. Hoặc phơi nắng cho trẻ mỗi ngày từ 15 - 20 phút, tiếp xúc ánh nắng mỗi buổi sáng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả.

Không ăn đồ ăn giàu năng lượng vào buổi tối

Các phụ huynh không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều năng lượng vào chiều tối. Những thức ăn nhiều năng lượng như quả, đồ ngọt,... Nếu cung cấp nhiều năng lượng cần thiết trẻ sẽ phấn khích hơn và khó đi vào giấc ngủ mỗi đêm. Điều này khiến trẻ ngủ muộn hơn, buồn ngủ và mệt mỏi. 

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ điều chỉnh giấc ngủ tránh quấy khóc giữa đêm.

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin