Long Châu

Vị trí nổi mụn trên da mặt cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đừng chủ quan nhé

Ngày 16/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mụn là tình trạng thường xảy ra do các nguyên nhân gây mụn bên ngoài cơ thể như vệ sinh da không sạch, dị ứng mỹ phẩm,... Tuy nhiên, tình trạng mụn trên da mặt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Tùy vào từng vị trí nổi mụn, bạn có thể phán đoán được các vấn đề về sức khỏe hiện tại của bản thân.

Mụn là vấn đề da liễu có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Thông qua vị trí nổi mụn, chúng ta có thể đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vị trí nổi mụn sẽ cảnh báo gì về sức khỏe nhé!

Các vị trí mụn cảnh báo tình trạng sức khỏe

Nổi mụn hai bên má

Vi khuẩn và bụi bẩn là nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều ở vùng má do khu vực này thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, thói quen chạm tay lên mặt hoặc không đeo khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài cũng sẽ dễ khiến mụn nổi nhiều ở khu vực này.

Tuy nhiên, mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái cũng có thể là do những vấn đề bên trong cơ thể liên quan đến gan, ví dụ như viêm gan hoặc gan suy yếu. Khi chức năng gan hoạt động yếu kém, quá trình đào thải độc tố sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra tích lũy chất độc và dẫn đến mọc mụn.

Vị trí nổi mụn trên da mặt cảnh báo gì về sức khỏe của bạn 1 Mụn sưng đỏ ở má trái cũng có thể là do những vấn đề bên trong cơ thể liên quan đến gan

Để giảm tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên chúng ta nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích, bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột, và bí đao. Ngoài ra, việc ăn nhiều cà chua, táo, và tỏi, giảm ăn đồ ngọt, và bỏ hút thuốc lá cũng có thể giúp giảm mụn mọc nhiều ở vùng má.

Nổi mụn ở cằm

Ở vị trí cằm thường sẽ nổi mụn trứng cá hoặc mụn bọc. Việc nổi mụn ở khu vực này là dấu hiệu cơ thể đang có những thay đổi bất thường về nội tiết tố, hoặc các vấn đề xoay quanh thận. Ngoài ra, thói quen chống cằm cũng có thể là lý do khiến nổi mụn.

Để ngăn mụn nổi ở cằm, bạn nên từ bỏ thói quen chống cằm, hạn chế sờ hoặc chạm vào mụn, đồng thời đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Mụn mọc xung quanh vùng miệng

Vùng xung quanh miệng có mối quan hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa, trong đó ruột và gan là hai cơ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến sự xuất hiện mụn quanh miệng của bạn. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm cay, nóng và thức ăn dầu mỡ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan. Khi tiêu hóa kém, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và dẫn đến mụn quanh khu vực miệng.

Vị trí nổi mụn trên da mặt cảnh báo gì về sức khỏe của bạn 2 Khi gan hoặc hệ tiêu hóa hoạt động yếu kém cũng dễ dẫn đến nổi mụn ở xung quanh miệng

Ngoài ra, mụn đinh râu ở miệng cũng nguy hiểm và thường phát triển khi chức năng của ruột và gan bị trục trặc. Để giảm thiểu mụn ở khu vực này, bạn nên:

  • Thay đổi thói quen ăn từ đồ ăn đóng hộp sang các món chế biến tươi sống.
  • Chú ý đến cách chế biến và giảm thiểu lượng đường, muối trong các món ăn. Bạn nên ưu tiên các món hấp hoặc luộc.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả vào mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn và chỉ ăn đủ, đặc biệt là bữa tối để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Mụn nổi trên trán

Khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố, vùng trán sẽ nổi nhiều mụn. Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan và hệ tiêu hóa của bạn đang gặp nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính có thể đến từ stress kéo dài. Nếu như bạn để ý cẩn thận thì sẽ thấy khi nổi mụn ở trán cũng sẽ kèm theo các triệu chứng khác song song như nhiệt miệng, lưỡi tấy đỏ,...

Phương pháp giúp ngăn ngừa mụn mọc ở khu vực này hiệu quả như sau:

  • Uống các loại nước mát tốt cho gan như trà hạt sen, nước sâm, trà râu bắp,...
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nước ngọt, đồ uống có gas, cà phê,...
  • Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ, vitamin.

Phương pháp hỗ trợ giảm mụn thâm, sẹo mụn

Một số cách ngăn ngừa mụn thâm được các bác sĩ da liễu hướng dẫn như sau:

  • Không tự ý nặn, gãi hoặc chà xát lên các nốt mụn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng da cũng như để lại sẹo và vết thương lâu lành.
  • Hạn chế chạm tay bẩn lên mặt.
  • Tránh các loại kem dưỡng hoặc mỹ phẩm không phù hợp với da bạn hoặc không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không để lại lớp trang điểm qua đêm.
  • Tuy không có bằng chứng nhất quán cho thấy sữa, socola... có thể gây mụn, nhưng bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Trong các phương pháp ngăn ngừa và điều trị mụn, cần bạn phải có sự kiên nhẫn. Bởi khi sử dụng các sản phẩm trị mụn, bạn cần ít nhất 1 tháng trước khi thử một sản phẩm mới. Để thấy được kết quả, bạn cần đợt thêm ít nhất 3 tháng nữa.

Bên cạnh việc chăm sóc kỹ lưỡng da mặt khi đang nổi mụn, mà còn nên chú ý thực hiện các phương pháp giảm thâm mụn, sẹo mụn để tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho da mặt. Trong trường hợp này, bạn đừng bỏ qua việc sử dụng gel Neothera Acnes.

Vị trí nổi mụn trên da mặt cảnh báo gì về sức khỏe của bạn 3 Gel Neothera Acnes ngăn ngừa và giảm mụn, thâm mụn nhanh chóng

Sản phẩm có công thức đặc biệt Non-Comedogenic, No Paraben tuyệt đối an toàn cho da, giúp làm dịu đi kích ứng da do mụn gây ra, giảm bã nhờn dư thừa, phục hồi da hiệu quả sau khi nổi mụn.

Thành phần chính có chứa chiết xuất cam thảo thiên nhiên dịu nhẹ, mang đến công dụng lớn trong việc hỗ trợ giảm bã nhờn thông thoáng lỗ chân lông, làm dịu vùng da kích ứng, da nhạy cảm.

Nói chung, dựa theo từng vị trí nổi mụn trên da mặt, chúng ta có thể dự đoán được các vấn đề của sức khỏe hiện tại của mình. Vì thế, khi thường xuyên nổi mụn ở cùng một vị trí, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc da kỹ lượng, bạn nên đi đến bác sĩ da liễu thăm khám càng sớm càng tốt.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm