Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Viêm gan là một bệnh lý gây tổn thương nhu mô gan, nơi các chức năng gan bị suy giảm do viêm. Nó thường do các virus như viêm gan A, B, C, D, và E gây ra, và có thể dẫn đến suy gan hoặc xơ gan nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm gan là tình trạng tế bào ở gan bị viêm và tổn thương. Viêm gan có thể do một số loại virus (viêm gan siêu vi), hóa chất, thuốc, rượu, một số rối loạn di truyền hoặc do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức tấn công nhầm vào gan, gọi là viêm gan tự miễn. Tùy thuộc vào diễn biến của nó, viêm gan có thể là cấp tính, bùng phát đột ngột rồi biến mất, hoặc mãn tính.
Có năm loại virus gây ra các dạng viêm gan virus khác nhau: Viêm gan A, B, C, D và E.
Ngoài ra, viêm gan có thể do hóa chất, thuốc, rượu, một số rối loạn di truyền hoặc viêm gan tự miễn.
Một số người bị viêm gan không có triệu chứng và không biết mình bị nhiễm bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:
Nếu bạn bị nhiễm cấp tính, các triệu chứng của bạn có thể bắt đầu từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Nếu bạn bị nhiễm trùng mãn tính, bạn có thể không có triệu chứng cho đến nhiều năm sau đó.
Hiểu rõ triệu chứng và hành động ngay: Các dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm gan
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm gan có thể dẫn đến những chứng nặng nề. Các biến chứng của viêm gan bao gồm:
Khi có triệu chứng vàng da, đau bụng, sốt, mệt mỏi hay bất cứ triệu chứng nào của viêm gan, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm gan virus là loại viêm gan phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi. Viêm gan virus do năm loại virus khác nhau gây ra bao gồm viêm gan A, B, C, D và E.
Viêm gan A và viêm gan E hoạt động tương tự nhau: Cả hai đều lây truyền qua đường phân-miệng, phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và là những bệnh tự giới hạn (có thể tự khỏi trong trường hợp nhẹ) và không dẫn đến viêm gan mãn tính.
Viêm gan B, viêm gan C và viêm gan D lây truyền khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Hôn nhau, dùng chung đồ dùng và cho con bú không dẫn đến lây truyền trừ khi những chất lỏng này được đưa vào vết loét hoặc vết cắt hở.
Tìm hiểu ngay bây giờ: Có các loại viêm gan nào?
Có 5 loại viêm gan do virus. Đó là Viêm gan A, B, C, D và E. Còn nhiều loại viêm gan khác không lây nhiễm như viêm gan do rượu, viêm gan do tự miễn, viêm gan do di truyền.
Viêm gan mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Chẩn đoán sớm và điều trị viêm gan mãn tính có thể ngăn ngừa những biến chứng này.
Nguy cơ là khác nhau đối với các loại viêm gan khác nhau. Ví dụ, với hầu hết các loại virus, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn. Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài có nguy cơ bị viêm gan do rượu.
Viêm gan A và viêm gan E thường lây lan qua tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân của người bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể bị viêm gan E do ăn thịt lợn, hươu hoặc động vật có da chưa nấu chín.
Viêm gan B, viêm gan C và viêm gan D lây lan qua tiếp xúc với máu của người mắc bệnh. Viêm gan B và D cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với các chất dịch cơ thể. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách, chẳng hạn như dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Có nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan, tùy thuộc vào loại viêm gan. Ví dụ, không uống quá nhiều rượu có thể ngăn ngừa viêm gan do rượu. Có vắc xin phòng ngừa viêm gan A và B. Không thể phòng ngừa được bệnh viêm gan tự miễn.
Hỏi đáp (0 bình luận)