Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong Y học cổ truyền, huyệt đạo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình chữa trị bệnh. Trong đó, huyệt Huyết Hải điều trị hiệu quả bệnh về huyết và xương khớp. Vậy huyệt Huyết Hải nằm ở đâu? Có công dụng như thế nào?
Huyệt Huyết Hải nằm ở mặt trong đùi, là huyệt đạo thứ 10 của kinh Tỳ. Đây được xem là huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết với kinh Vị, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và lưu thông khí huyết trong cơ thể. Huyệt đạo này hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về huyết và xương khớp.
Huyệt Huyết Hải (ký hiệu là SP10) đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và thúc đẩy hoạt động của Tỳ. Đây còn là nơi chứa huyết và kiểm soát sự lưu thông huyết nên được gọi với cái tên hàm ý là biển huyết (Huyết là máu, Hải là biển). Ngoài ra, huyệt Huyết Hải còn được biết đến với một số tên gọi khác là Huyết Khích, Bách Trùng Sào, Bách Trùng Oa.
Huyệt Huyết Hải có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 10 của kinh Tỳ. Kinh Tỳ là đường kinh ở mặt trên của cơ thể, có mối liên hệ với kinh Vị, thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 9 - 11 giờ sáng.
Về vị trí, huyệt Huyết Hải nằm ở mặt trước trong đùi, ở giữa khe lõm tạo nên bởi cơ may và cơ rộng trong, cách xương bánh chè đầu gối 2 thốn. Khi ấn vào vị trí huyệt có cảm giác tê tức.
Theo Giải phẫu:
Để xác định huyệt Huyết Hải ở đâu, người ta thường dùng đến hai cách sau:
Tác động lên huyệt Huyết Hải sẽ giúp điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu, tăng cường chức năng gan. Bấm huyệt này sẽ giúp trị các chứng đau đầu gối, đau đùi. Ở phạm vi toàn thân, huyệt Huyết Hải điều trị tốt các bệnh liên quan đến huyết như bế kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, mẩn ngứa, dị ứng…
Huyệt Huyết Hải cùng huyệt Tam Âm Giao và huyệt Cách Du là ba huyệt chủ đạo để điều trị bệnh về huyết, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nhất định. Huyệt Tam Âm Giao trị bệnh về huyết ở toàn thân, huyệt Cách Du thiên thiên về các bệnh về huyết ở Tâm, Can, Phế (nửa trên cơ thể) còn huyệt Huyết Hải chuyên trị bệnh về huyết ở phần chi dưới.
Trong Y học cổ truyền, người ta thường vận dụng 2 phương pháp chính để tác động lên huyệt Huyết Hải là xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.
Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Cách bấm huyệt đúng là dùng ngón tay cái ấn lên vị trí Huyết Hải đến khi cảm thấy hơi đau tức thì dừng lại, sau đó dùng tay giữ huyệt hoặc day huyệt trong khoảng 3 phút rồi từ từ thả ra.
Châm cứu là kỹ thuật tương đối phức tạp nên chỉ có các thầy thuốc Đông y lành nghề với có thể thực hiện được. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách châm cứu huyệt Huyết Hải như sau: Châm đứng kim, sâu từ 0.5 - 1 thốn, cứu 3 mồi hoặc hơ huyệt trong 5 phút.
Cách xử lý tai biến: Theo cuốn Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu, trong trường hợp ngộ châm hoặc châm huyệt Huyết Hải quá sâu khiến người bệnh hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu thì xử trí như sau:
Việc tác động lên huyệt Huyết Hải để phòng ngừa và điều trị bệnh có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp cùng các huyệt vị khác để tăng hiệu quả. Việc thực hiện tác động lên huyệt cần được thực hiện bởi thầy thuốc Đông y lành nghề. Do đó, nếu gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến huyệt Huyết Hải, người bệnh có thể đến các cơ sở Y học cổ truyền để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về huyệt Huyết Hải, vị trí huyệt, tác dụng và cách tác động lên huyệt để chữa bệnh. Chữa bệnh bằng huyệt đạo là một trong những cách thức hiệu quả và lâu đời mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.