Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da dị ứng ở tay chân là nỗi ám ảnh của nhiều người, vừa mất thẩm mỹ vừa gây khó chịu. Để cải thiện tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả, mọi người nên chủ động đi điều trị để sớm trả lại làn da khỏe mạnh, láng mịn.
Tình trạng viêm da dị ứng rất thường gặp, triệu chứng là những tổn thương da kèm theo cơn ngứa, sưng đỏ, nổi sẩn khu trú ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân. Bệnh nhân làm thế nào để giải quyết vấn đề da liễu trên? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Trong cuộc sống, bệnh viêm da dị ứng ở tay chân có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Đặc biệt là căn bệnh ngoài da này thường xuất hiện theo từng đợt, có thể tái phát liên tục sau thời gian điều trị khỏi bệnh làm ảnh hưởng không ít đến đời sống lẫn sinh hoạt của bệnh nhân.
Do bệnh không đe dọa tính mạng nên nhiều người vẫn chủ quan nếu như mắc phải bệnh viêm da dị ứng ở tay chân. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là viêm da dị ứng không thể chữa dứt điểm. Khi bệnh vừa khởi phát, bạn cần điều trị sớm để hạn chế những biến chứng tồi tệ xảy ra với làn da về sau.
Hiện nay, chưa thể kết luận nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da dị ứng ở tay chân. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh da liễu này, điển hình như do gen di truyền, do tiếp xúc dị nguyên hay những tác động từ môi trường bên ngoài… Việc xác định được yếu tố kích hoạt bệnh khởi phát sẽ giúp việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Thống kê cho thấy, yếu tố di truyền là tác nhân chính khiến tình trạng viêm da và dị ứng ở tay chân có thể xuất hiện. Do đó, bạn nên chú ý hơn nếu các thành viên trong gia đình từng mắc bệnh viêm da, viêm mũi hoặc dị ứng... thì khả năng bạn bị viêm da, dị ứng sẽ tương đối cao.
Bên cạnh đó, dị nguyên cũng là yếu tố gây bệnh viêm da dị ứng ở tay chân. Yếu tố dị nguyên có thể kể đến như việc bạn tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, hóa chất hoặc mỹ phẩm, lông động vật,... Ngay như những người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ gặp phải dị ứng khi thời tiết thay đổi đột ngột, hay dễ mắc viêm da do tình trạng môi trường ô nhiễm,…
Như đã đề cập bên trên, viêm da dị ứng ở tay chân không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, bệnh có đáng lo ngại nếu mắc phải hay không? Thực tế là khi một người bị mắc bệnh viêm da dị ứng ở tay chân chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da tổn thương. Càng ngứa lại càng muốn gãi, càng gãi lại càng khiến tình trạng viêm da dị ứng lại càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những biến chứng nặng nề cho vùng da bị viêm.
Mặt khác, khi bị viêm da dị ứng ở tay chân, bạn còn phải đối mặt với việc da khô, bong tróc, thô ráp nghiêm trọng. Điều này gây mất thẩm mỹ cho làn da, bệnh nhân sẽ có tâm lý mặc cảm, tự ti khi để lộ vùng da bị viêm ra bên ngoài.
Nghiêm trọng hơn, một khi vùng da tay, da chân bị những tổn thương ngày một xấu đi và người bệnh không kịp thời điều trị cũng như chăm sóc đúng cách sẽ đưa đến nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da, thậm chí là vấn đề nhiễm trùng huyết hoặc da bị hoại tử,…
Giai đoạn này càng khó khăn hơn trong việc điều trị, phục hồi da trở lại bình thường. Thời gian chữa sẽ kéo dài, bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý lẫn sức khỏe.
Bệnh nhân viêm da dị ứng ở tay chân nếu bỏ qua việc điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Chính vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da, bạn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Khi điều trị bệnh da liễu nói chung, viêm da dị ứng ở tay chân nói riêng, bác sĩ chuyên khoa sẽ thường tập trung vào hai vấn đề chính, bao gồm việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm diễn biến tệ hơn.
Bệnh nhân lưu ý bước quan trọng (nhưng nhiều người bỏ qua) chính là cần sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vùng da tổn thương và làm dịu da. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.
Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân viêm da dị ứng ở tay chân sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc bôi, thuốc chống viêm chứa corticoid và kháng sinh được ưu tiên sử dụng nhằm làm kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.
Lưu ý, bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tuyệt đối việc tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc về sử dụng. Ngoài ra, liều lượng dùng thuốc cũng phải đúng chủ định bởi các loại thuốc bôi kể trên nếu dùng quá nhiều đều sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Việc dùng kem dưỡng ẩm trong quá trình điều trị bệnh cũng giúp hỗ trợ việc điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn. Nếu dưỡng ẩm đầy đủ, đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng da chân, tay bong tróc, khô ráp, từ đó bệnh nhân sẽ dần lấy lại sự tự tin. Hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng da, dưỡng ẩm được bán trên thị trường và thường được quảng cáo với những lời “có cánh”. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng ẩm lành tính và phù hợp với làn da của mình.
Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp chế độ chăm sóc da phù hợp cũng như có chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao phù hợp. Tránh/hạn chế tối đa việc chạm hoặc gãi vào vùng da đang tổn thương để không gây tổn thương thêm cho da. Hàng ngày phải dành thời gian vệ sinh nhẹ nhàng cho da bằng bông ẩm sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm trùng hoặc hoại tử da.
Khi bị viêm da dị ứng, ngoài việc giữ vệ sinh da, bạn còn phải tránh cho da tiếp xúc với các chất kích thích như xà phòng, chất tẩy rửa. Khi đang mắc bệnh viêm da, bạn có thể sử dụng găng tay, tất khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bệnh nhân cứ vô tư lạm dụng cách này, bởi việc đeo găng tay, tất thường xuyên có thể khiến vùng da tổn thương trở nên bí bách hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần vào việc cải thiện hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn hãy hạn chế các loại thực phẩm nhất định, điển hình như hải sản, các loại thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia hay các chất kích thích,...; đồng thời tăng cường rau, củ, quả, trái cây,... trong thực đơn để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giúp giảm các triệu chứng bệnh.
Quan trọng không kém là bệnh nhân nên chủ động theo dõi, điều trị bệnh sớm giúp cải thiện chất lượng đời sống và bảo vệ sức khỏe làn da mỗi ngày.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.