Viêm nang lông là bệnh về da rất phổ biến, do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng nang lông gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông/tóc trên cơ thể và thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, da bị ẩm bởi mồ hôi, vệ sinh kém tại điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành. Viêm nang lông gây tổn thương trên da, biểu hiện bằng các mụn mủ, sẩn đỏ ở nang lông, xung quanh những nốt mụn đỏ có hiện tượng viêm đỏ, có thể thấy rõ sợi lông/tóc mọc dưới da gây ngứa ngáy và khó chịu.
Những nốt đỏ mọc quanh vùng bị viêm tuy không lớn nhưng nếu dày đặc sẽ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh hoạt của bệnh nhân. Đặc biệt, khi mụn vỡ ra sẽ để lại những vết nhỏ, đóng vảy, có thể biến chứng thành mụn nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, ổ gà và viêm mô dưới da. Vậy khi mắc bệnh viêm nang lông bao lâu thì khỏi?
Các loại viêm nang lông cơ bản
Viêm nang lông được phân loại dựa vào độ nông – sâu và mức độ lan rộng của tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là biểu hiện cụ thể của từng loại như sau:
Viêm nang lông là bệnh về da rất phổ biến
Viêm nang lông nông hay viêm miệng nang lông
Là hiện tượng viêm nhiễm tại cổ nang lông, thường gặp ở vùng da đầu, tay và chân. Nguyên nhân của viêm nang lông nông thường do nhiễm trùng tụ cầu vàng hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây bít tắc cổ nang lông. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và người từng sử dụng corticoid trong thời gian dài. Biểu hiện cơ bản là mụn mủ hình chóp, kích thước bằng đầu đinh ghim, giữa có chấm mủ vàng, xung quanh là quầng đỏ, làm cho người bệnh ngứa rát. Mụn mủ mọc thành theo từng đợt, kéo dài từ 7 – 10 ngày và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, viêm nang lông nông cũng cần được chăm sóc da hợp lý vì số trường hợp có thể diễn biến dai dẳng và trở thành mạn tính.
Viêm nang lông sâu
Viêm nhiễm lúc này không dừng lại ở cổ nang lông mà có sự xâm lấn sâu hơn dưới lỗ chân lông và gây tổn thương lớn. Các vết thương tổn hóa mủ không vỡ ra mà xẹp xuống, đóng vảy, sau một thời gian vảy bong và để lại sẹo lõm. Bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu ở vùng bị viêm.
Mụn nhọt
Mụn nhọt là trạng viêm nang lông cấp tính, hoại tử do tụ cầu khuẩn, có thể có một hoặc nhiều nhọt xuất hiện rải rác thậm chí có thể tụ thành từng đám. Tổn thương do mụn nhọt lan rộng ra cả phần da bao bọc nang lông, hoại tử tổ chức, biến thành ngòi mủ thành màu vàng xanh. Khi ngòi mủ vỡ sẽ để lại vết loét sâu, sau khi hồi phục sẽ thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Mụn nhọt hay gặp ở thanh thiếu niên, nam giới, xảy ra chủ yếu ở vùng mặt, cổ, tay, bẹn và mông.
Hậu bối hay còn gọi nhọt cụm
Tình trạng viêm xảy ra ở một đám nang lông liền kề do vi khuẩn tụ cầu vàng, thương tổn nghiêm trọng lan xuống cả mô liên kết và mô mỡ dưới da. Bệnh chủ yếu gặp ở người có tiền sử bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng và suy tim... Ban đầu, tổn thương chỉ là một đám da viêm đỏ, nổi cao hơn da, bề mặt rắn, cứng, nhẵn, ấn vào có cảm giác đau nhói. Sau khoảng 3 – 5 ngày, phản ứng viêm lớn dần thậm chí đường kính có thể đạt tới 10 cm. Sau khoảng 7 – 10 ngày, vết thương mềm dần và hóa mủ, mủ thoát ra qua miệng nang lông. Một số trường hợp thương tổn bị hoại tử tạo thành vết loét rất sâu, dưới đáy có rất nhiều mủ khiến bệnh nhân đau nhức, sốt cao, mệt mỏi và chán ăn.
Viêm nang lông bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm nang lông tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân. Đối với những thanh thiếu niên tuổi dậy thì, vấn đề viêm nang lông phần lớn do nội tiết tố thay đổi đột ngột. Bệnh sẽ chấm dứt trước 26 tuổi kèm theo chế độ chăm sóc da hợp lý, chế độ ăn uống khoa học. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân quá độ tuổi này nhưng vẫn bị viêm nang lông, lúc này bệnh lý có nguy cơ dai dẳng và dễ tái phát.
Viêm nang lông bao lâu thì khỏi?
Những yếu tố góp phần gây bệnh viêm nang lông
Nguyên nhân là do những yếu tố gây bệnh luôn tồn tại xung quanh và khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Cụ thể như sau:
Do di truyền – Rối loạn tuyến bã nhờn
Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sẽ gây bí da, làm kín nang lông và cản trở sự phát triển của sợi lông. Các tế bào chết tích tụ, làm kín chặt trong nang lông và gây viêm. Ngoài ra, viêm nang lông cũng có thể hình thành do mất cân bằng về độ axit, làm tăng tốc độ mất nước của da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây viêm nhiễm bên trong nang lông. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân do cơ địa da dầu của bố mẹ di truyền cho con cái nên rất khó loại bỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi hình thành viêm nang lông
Những yếu tố khác
Ngoài yêu tố di truyền, nếu người bệnh có những yếu tố dưới đây, có khả năng bệnh viêm nang lông dễ tái phát hơn so với người bình thường:
- Khi người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh lý về nội tiết, bệnh đường tiêu hóa và bệnh tiểu đường... là những bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông. Trong trường hợp không điều trị triệt để những bệnh lý trên, viêm nang lông sẽ kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại và khó điều trị dứt điểm.
- Người sống ở những khu vực có khí hậu nóng, độ ẩm cao, bụi bẩn và môi trường bị ô nhiễm... có nguy cơ cao bị viêm nang lông tái phát hơn người bình thường.
- Những đấng mày râu có thói quen nhổ lông, tẩy lông, cạo râu… nhưng không thực hiện đúng cách có nguy cơ bị viêm nang lông dai dẳng.
- Do thói quen thích sử dụng quần áo bằng vải sợi tổng hợp.
- Thói quen sử dụng kem bôi có hoạt chất corticoid trong thời gian dài.
- Do sử dụng kháng sinh trong thời gian quá lâu.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc vấn đề viêm nang lông bao lâu thì khỏi. Để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm nang lông, bệnh nhân cần trang bị kiến thức chăm sóc da hợp lý cũng như giảm đi những yếu tố nguy cơ gây bệnh để bảo vệ làn da khỏi những tác hại của môi trường bên ngoài. Chúc cho bạn đọc có một làn da đẹp và khỏe!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp