Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thích ăn quả hồng nhưng lo ngại xăm môi ăn hồng được không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc xăm môi có ăn được quả hồng không và mách bạn xăm môi ăn gì tốt nhất.
Cây hồng ăn quả có tên khoa học là Diospyros. Quả hồng có thể ăn theo nhiều cách như: Hồng ngâm giòn, hồng chín tươi, hồng treo gió… Loại quả này thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn hồng sai cách cũng gây hại cho sức khỏe. Với người mới xăm môi thì ăn quả hồng có sao không? Cùng xem câu hỏi xăm môi ăn hồng được không có giải đáp là gì nhé!
Xăm môi thẩm mỹ giúp bạn cải thiện màu môi để luôn xinh tươi kể cả khi không dùng son. Tùy cơ địa mỗi người mà quá trình phục hồi sau xăm môi cần khoảng 20 - 60 ngày. Trong thời gian này, bạn nên lưu ý đến thói quen ăn uống giúp cho môi lên màu đẹp, nhanh lành và tránh bị tổn thương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xăm môi nên ăn gì và kiêng ăn gì.
Theo các chuyên gia, phục hồi sau xăm môi cần tăng cường vitamin giúp da nhanh lành, mịn màng, chống lại gốc tự do gây hại. Trái cây nên được ưu tiên hàng đầu dành cho người mới xăm môi vì chúng rất giàu vitamin và khoáng chất. Đây là 3 loại vitamin tốt nhất cho phục hồi sau xăm môi:
Theo khuyến cáo, đặc tính của một số loại thực phẩm có thể làm môi bị sưng, đau hoặc xỉn màu. Lo ngại quả hồng chứa những chất “cấm kỵ” đó nên nhiều người băn khoăn xăm môi ăn hồng được không? Ăn quả hồng có gây sưng môi hoặc xỉn màu xăm không? Trước khi đưa ra câu trả lời đầy đủ, bạn tham khảo thêm thông tin về thực phẩm nên kiêng sau xăm môi dưới đây:
Thắc mắc xăm môi có ăn được quả hồng không được giải đáp dựa trên giá trị dinh dưỡng và đặc tính của loại quả này. Theo đó, quả hồng chứa cả 3 loại vitamin thiết yếu cho việc phục hồi môi sau xăm. Ngoài vitamin A, C và E thì quả hồng còn chứa các dưỡng chất khác tốt cho hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi quá trình lão hóa. Vì vậy, hồng là loại quả tốt cho người mới xăm môi.
Theo nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng cơ bản trong 100g quả hồng tươi gồm:
Hàm lượng vitamin C trong quả hồng cao gấp 2 lần nhiều loại quả khác, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Các chất beta-carotene, flavonoid, lutein, lycopene và cryptoxanthin trong quả hồng giúp cải thiện nếp nhăn, làm mịn da, chống viêm nhiễm. Nhờ vậy, môi sau xăm sẽ thâm căng mọng, mềm mịn và tăng sức chống chịu với tác nhân gây hại.
Vậy xăm môi ăn quả hồng được không thì câu trả lời là có thể. Ăn hồng không bị nóng trong, ngược lại còn giúp thanh nhiệt, điều hòa khí huyết. Theo nghiên cứu, ăn quả hồng còn giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư, bảo vệ cơ thể và chống lại mầm bệnh. Chất xơ trong quả hồng kích thích tiêu hóa, cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bạn có thể ăn quả hồng sai khi xăm môi. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể tùy ý ăn hồng theo sở thích. Để tránh gây phản tác dụng, bạn nên lưu ý những điều dưới đây khi ăn hồng.
Cảm giác đói bụng khiến cơ thể giải phóng hormone Ghrelin. Ghrelin kích thích dạ dày tiết dịch vị acid. Tanin và pectin trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác động của acid dạ dày. Chúng lưu lại ở dạ dày và hình thành sỏi gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là nôn mửa, đau quặn bụng trên.
Sự kết tụ của tanin và pectin trong dạ dày sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Chúng vón lại, tạo thành bã và kích thích dạ dày co bóp mạnh hơn. Nếu quá thích loại quả này, bạn nên ăn hồng chín và chỉ ăn một ít sau bữa chính. Khi ăn phải gọt bỏ vỏ vì hàm lượng tanin trong vỏ hồng rất cao.
Thịt ngỗng có hàm lượng protein rất cao, khi tương tác với tanin trong quả hồng sẽ tạo thành protein acid tannic. Chất này tích tụ trong dạ dày gây ngộ độc với các triệu chứng như: Sốt cao, đau bụng quằn quại, nôn mửa. Những trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, để tránh ngộ độc quả hồng thì bạn không nên ăn hồng chung với trứng gà, khoai lang, canh cua hoặc khi uống rượu.
Bài viết đã giải đáp xăm môi ăn hồng được không và lưu ý ăn hồng đúng cách. Ngoài quả hồng, bạn nên ăn nhiều loại trái cây khác tốt cho xăm môi như: Dâu tây, dứa, cà chua, bơ, đu đủ, lựu, ổi, cam… Bạn cũng có thể tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thực phẩm chức năng như vitamin C, vitamin E giúp phục hồi sau xăm môi nhanh nhất.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.