Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi ăn mè đen được không?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Bạn lo lắng ăn mè đen (vừng đen) bị thâm môi sau xăm? Sự thật thì xăm môi ăn mè đen được không? Những giải đáp trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời về xăm môi có được ăn vừng đen không.

Mè đen là cách gọi của miền Nam. Ở miền Bắc, loại hạt nhỏ màu đen này được gọi là vừng đen. Mè đen dùng để làm dầu mè, nấu sữa, chè, cháo hoặc làm muối mè (muối vừng) rất thơm ngon. Màu đen của hạt mè khiến nhiều người lo ngại sẽ bám vào môi và làm thâm xỉn môi sau khi xăm. Suy nghĩ này có đúng không? Mới xăm môi xong có ăn được mè đen không?

Xăm môi ăn mè đen có tốt không?

Hạt mè đen nhỏ tí hon nhưng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong 2 thìa canh hạt mè đen (khoảng 14g) có 2g chất xơ, 3.2g protein lành mạnh. Giá trị dinh dưỡng trong 14g mè đen đáp ứng 14% nhu cầu canxi hàng ngày, 82% nhu cầu đồng, 15% nhu cầu sắt. Mè đen chứa các vitamin B1, B2, B3, B9 và nhiều khoáng chất khác như: Vitamin E, mangan, magie, kẽm, photpho...

xăm môi ăn mè đen được không 1 Hạt vừng đen bé nhỏ nhưng chứa nhiều dinh dưỡng quý

Mè đen được nhiều chị em nấu nước uống hàng ngày để ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ trẻ hóa làn da. Vì vậy mà sau khi xăm môi, các chị em cũng quan tâm đến vấn đề xăm môi ăn mè đen được không. Với giá trị dinh dưỡng kể trên, mè đen có thể thúc đẩy xăm môi nhanh lành và chống viêm nhiễm.

Hạt mè đen có nhiều vitamin nhóm B. Đây là nhóm vitamin đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất ở da. Trong đó, vitamin B9 - axit folic tổng hợp purine và pyrimidines để thúc đẩy hồng cầu tăng trưởng, tái tạo tế bào. Vitamin B2 tham gia vào chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cho tế bào. Những công dụng này hỗ trợ làm lành và lên màu môi sau xăm.

Vitamin và khoáng chất trong mè đen còn có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do làm tổn thương da. Đáng chú ý là hàm lượng chất đồng trong mè đen đáp ứng 82% nhu cầu hàng ngày. Đồng bảo vệ tế bào, duy trì nét đẹp trẻ trung của làn da, sản sinh hồng cầu, thúc đẩy miễn dịch, chống lão hóa. Ăn mè đen có lợi ích đối với ngăn ngừa viêm nhiễm ở môi sau phun xăm.

xăm môi ăn mè đen được không 2 Ăn mè đen có lợi ích phục hồi môi sau khi phun xăm thẩm mỹ

Xăm môi ăn mè đen được không?

Giải đáp xăm môi có được ăn vừng đen không, nhiều người cho rằng không được ăn. Lý do bởi màu đen của hạt vừng có thể hấp thụ vào vùng da mới phun xăm ở môi, nguy cơ gây thâm môi và lên màu không chuẩn. Đây chỉ là suy nghĩ cảm quan theo màu sắc của vừng đen. Chưa một nghiên cứu khoa học nào nhận định ăn vừng đen sẽ làm thâm xỉn vùng da mà nó tiếp xúc.

Vì sao xăm môi không nên ăn mè đen?

Vậy xăm môi ăn mè đen được không? Câu trả lời vẫn là không nhưng lý do hoàn toàn khác. Hạt vừng nằm trong nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, triệu chứng bao gồm: Phát ban, đỏ bừng mặt, ngứa ngáy, sưng ở môi hoặc lưỡi. Dị ứng gây sưng phù môi rất nguy hại cho môi vừa mới xăm. Bạn không nên ăn mè đen nếu trước đó chưa từng ăn, chưa biết có bị dị ứng hay không.

So với nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác, mè đen không phải là lựa chọn cần thiết bổ sung sau khi xăm môi. Trong mè đen có rất ít hoặc không có các dưỡng chất quan trọng hàng đầu cho phục hồi vết thương như: Vitamin A, C, D, K. Hàm lượng vitamin nhóm B và vitamin E trong mè đen cũng không quá nổi trội. Bạn nên tìm hiểu chọn thực phẩm khác tốt hơn cho môi sau xăm.

xăm môi ăn mè đen được không 3 Trả lời cho câu hỏi xăm môi ăn mè đen được không là không nên ăn

Sau xăm bao lâu thì ăn được mè đen?

Ăn uống kiêng khem nên duy trì đến khi môi lên màu chuẩn và không bị tổn thương. Xăm môi bao lâu ăn được mè đen tùy theo quá trình môi phục hồi. Nhanh thì bạn chỉ cần kiêng 10 - 14 ngày, môi khó lành thì kiêng 20 - 30 ngày. Nếu không bị dị ứng thì xăm môi có được ăn vừng đen không? Bạn có thể ăn vừng đen nhưng nên để sau xăm môi 5 - 7 ngày cho an toàn.

Tuy nhiên, bạn lưu ý ăn mè đen đúng cách để tránh tác hại không mong muốn. Nếu là lần đầu ăn mè đen, bạn thử một ít và theo dõi cơ thể có bị dị ứng không. Trường hợp xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa thì ngừng ăn và tăng cường các loại nước uống thanh lọc cơ thể. Với cơ địa ăn được mè đen, bạn ăn không quá 15 - 20g mỗi ngày và nên chia thành 2 - 3 bữa.

Kiêng ăn gì để tránh dị ứng sau xăm môi?

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai và với bất cứ loại thực phẩm nào. Ngoài nỗi lo xăm môi ăn mè đen được không, bạn nên biết đâu là thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng để tránh ăn.

xăm môi ăn mè đen được không 4 Xăm môi kiêng ăn gì để tránh dị ứng?
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xăm môi nên kiêng ăn hải sản. Protein trong hải sản dễ làm tăng phản ứng của hệ miễn dịch và gây ra hiện tượng dị ứng hải sản. Chất tanh và vị mặn của hải sản cũng không tốt cho quá trình lên màu môi.
  • Sữa bò cũng là thực phẩm có nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, bạn an tâm uống sữa bò sau xăm nếu trước đó chưa từng gặp phản ứng mẫn cảm.
  • Xăm môi kiêng ăn thịt ngan, gà, vịt để tránh dị ứng ngứa và sưng môi.
  • Hạt vừng thường kết hợp với lạc để làm thành muối vừng. Lạc cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng mà xăm môi không nên ăn.

Bên cạnh thực phẩm gây dị ứng, xăm môi cần kiêng ăn những thứ dễ làm thâm môi, ảnh hưởng màu môi hoặc cản trở môi phục hồi. Bạn có thể xem chi tiết tại xăm xong kiêng gì và kiêng bao lâu.

Mới xăm môi ăn mè đen được không đã có lời giải đáp cụ thể tùy từng trường hợp. Hạt mè đen là thực phẩm dễ gây dị ứng, dù thích ăn thì bạn cũng nên thận trọng để tránh gây hại cho môi mới xăm.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin