Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh dị ứng thực phẩm – Chủ quan là nguy

Ngày 02/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi bị mắc bệnh dị ứng thực phẩm, phản ứng cơ thể với thức ăn được nạp vào có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Khi bị mắc bệnh dị ứng thực phẩm, phản ứng cơ thể với thức ăn được nạp vào có thể rất nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

1.Nguyên nhân của bệnh dị ứng thực phẩm

Bệnh dị ứng thực phẩm xảy ra do hệ thống miễn dịch cơ thể nhầm lẫn xác định một thực phẩm cụ thể hoặc 1 chất trong thực phẩm như là chất có hại. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các tế bào để sinh ra các kháng thể tên là globulin miễn dịch E (IgE) - các kháng thể này sẽ chống lại các thực phẩm thủ phạm hay các chất gây dị ứng. Và mỗi lần sau ăn, ngay cả những số nhỏ nhất của thực phẩm, các kháng thể IgE cũng có thể cảm giác nó và tín hiệu tới hệ miễn dịch để sinh ra các histamin cũng như các hóa chất khác, đi vào máu. Những hóa chất này sẽ gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng bệnh dị ứng.

Đa số các trường hợp bệnh dị ứng thực phẩm có liên quan bởi các protein nhất định có trong: sữa bò, đậu nành, trứng, lạc, vừng, lúa mỳ, hạt quả cứng, cá, tôm, cua, nghêu, sò... Ngoài ra, yếu tố gây bệnh dị ứng thực phẩm còn có thể là các chất màu, chất bảo quản hay chất phụ gia trong quá trình chế biến.

​  Một số người cơ địa nhạy cảm dễ bị phản ứng với 1 số loại thực phẩm như trứng, hải sản, hạt cứng  ​

Một số người có cơ địa nhạy cảm dễ phản ứng với thực phẩm bao gồm trứng, hải sản, hạt cứng...

2. Biểu hiện của bệnh dị ứng thực phẩm

Nhẹ và vừa:

-Ở da người bị có nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch

-Ở hệ tiêu hóa: nôn mửa, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy

 -Ở cơ quan hô hấp: viêm mũi, hen phế quản (với tình trạng khởi phát đột ngột tình trạng thở khò khè và nặng lên sau một thời gian ngắn), phù thanh quản… Với trẻ bị bệnh dị ứng sữa có thể có tình trạng nôn mửa, ho khò khè,...

Bệnh dị ứng thực phẩm – Chủ quan là nguy 2

Một số biểu hiện dị ứng nhẹ ngay sau khi ăn là bệnh nhân thấy ngứa cổ họng, mẩn đỏ da...

Nặng:

Ở một số người, bệnh dị ứng thực phẩm có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Điều này có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh, bao gồm: co thắt và thắt chặt của đường hô hấp. Cổ họng bị sưng dẫn tới khó thở. Shock, có sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp. Mạch nhanh, thấy chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Đa số là những phản ứng phản vệ 1 pha xảy ra ngay sau khi ăn, do các nguyên nhân hấp thu nhanh. Song cũng có trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha 2 xảy ra muộn hơn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (có tới 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha xảy ra thì có 50% trường hợp rất nặng. Biện pháp cấp cứu điều trị là việc rất quan trọng đối với những trường hợp này. Nếu không điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong.

3. Điều trị và phòng ngừa – Chủ quan là nguy

Với các trường hợp bệnh dị ứng thực phẩm, việc dùng thuốc giúp giảm nhẹ hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, nhưng không điều trị triệt để nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm. Do vậy, để phòng ngừa, bệnh nhân thực hiện các biện pháp sau:

  • Cần loại bỏ các thực phẩm khiến bạn dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
  • Luôn đọc kĩ nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo rằng: chúng không chứa một thành phần làm bạn bị dị ứng.
  • Với người đã và đang bị một chứng bệnh dị ứng,cần cẩn trọng hơn khi ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm được chế biến sẵn, vì những chất bảo quản cũng có thể gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Tăng cường tập luyện thể dục và đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng.

Thực phẩm thực ra đôi khi không an toàn như  chúng ta vẫn nghĩ bởi chúng có thể gây dị ứng hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Khi thấy có các biểu biện bệnh dị ứng thực phẩm, bạn cần đến bệnh viện ngay, không được chủ quan hay chậm trễ. Vì diễn biến của dị ứng thực phẩm rất nhanh, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:dị ứng