Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi có ăn được hạt điều không?

Ngày 28/11/2022
Kích thước chữ

Bạn yêu thích hương vị của hạt điều nhưng đang lo ngại xăm môi có ăn được hạt điều không? Xăm môi ăn hạt điều lợi hay hại? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp xăm môi ăn hạt điều được không.

Hạt điều vừa là món ăn vặt, vừa có thể làm quà biếu tặng và làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. Không chỉ có vị bùi bùi, béo ngậy rất ngon miệng mà hạt điều còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Liệu rằng dưỡng chất trong hạt điều có giúp bạn phục hồi môi sau xăm? Mới xăm môi, phun môi có được ăn hạt điều không? Bạn chớ vội ăn hạt điều khi chưa xem giải đáp này nhé!

Xăm môi ăn hạt điều có tốt không?

Hạt điều còn được gọi là đào lộn hột vì hình dáng giống như hạt mọc ngược ra ngoài. Thực chất, hạt điều chính là quả điều và phần phình to bên trên chỉ là cuống tạo thành. Hạt điều thuộc họ Anacardium occidentale có nguồn gốc từ Brazil. Tại Việt Nam, cây điều được trồng phổ biến ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Loại quả này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Bạn đang thắc mắc xăm môi có ăn được hạt điều không, ăn hạt điều có tốt không? Trước khi đi tìm câu trả lời, mời bạn khám phá giá trị dinh dưỡng và những lợi ích của hạt điều đối với sức khỏe nhé!

xăm môi có ăn được hạt điều không 1 Hạt điều có vị bùi bùi, béo ngậy thơm ngon được rất nhiều người yêu thích

Thành phần dưỡng chất trong hạt điều

Theo phân tích, dinh dưỡng trong 100g hạt điều thô đã được xử lý bao gồm:

  • 553 kcal calo.
  • 18.22g chất đạm.
  • 43,85g chất béo.
  • 30,19g carbohydrate.
  • 23,49g tinh bột.
  • 6,68mg sắt.

Nhìn vào thống kê hàm lượng dưỡng chất có thể thấy hạt điều giàu năng lượng và chất béo. Ngoài ra, hạt điều còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol và carotenoid, magie, đồng, kẽm, kali, chất xơ, các loại vitamin A, B6, D, E, K…

Xăm môi ăn hạt điều có lợi ích gì?

Thành phần dưỡng chất của hạt điều chưa phải là lựa chọn lý tưởng cho người mới xăm môi. Theo lời khuyên của chuyên gia, các vitamin A, C và E mới là nguồn dinh dưỡng “vàng” giúp môi phục hồi và lên màu. Trong hạt điều có vitamin A và E nhưng hàm lượng thấp, 100g hạt điều chỉ chứa 0.9 mg vitamin E. Mặc dù vậy thì hạt điều vẫn phần nào mang tới lợi ích sau xăm môi.

  • Thúc đẩy hình thành tế bào hồng cầu: Magie, đồng tham gia vào quá trình chuyển hóa sắt, hỗ trợ sản sinh hồng cầu giúp phục hồi môi.
  • Phòng chống viêm nhiễm sau khi xăm môi: Các chất chống oxy hóa chống lại gốc tự do, giảm tình trạng sưng phồng và bảo vệ môi.
  • Kích thích môi lên màu và mềm mịn: Chất đồng duy trì sắc tố giúp lên màu môi. Vitamin và khoáng chất cấp ẩm, nuôi dưỡng môi mềm mịn.
  • Các lợi ích đối với sức khỏe: Tăng cường năng lượng duy trì hoạt động hàng ngày. Chất chống oxy hóa trong hạt điều ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư. Ăn hạt điều tốt cho xương, hệ thần kinh.
xăm môi có ăn được hạt điều không 2 Ăn hạt điều mang tới một số lợi ích cho sức khỏe và phục hồi sau xăm môi

Xăm môi có ăn được hạt điều không?

Hạt điều không chứa các chất gây thâm xỉn màu môi hoặc cản trở phục hồi vết thương. Với thắc mắc xăm môi ăn hạt điều được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, theo khuyến cáo dinh dưỡng là mỗi ngày bạn không nên ăn quá 100g hạt điều. Bạn cũng không nên ăn cùng lúc hết 100g hạt điều mà nên chia nhỏ thành nhiều lần, mỗi lần ăn khoảng 7 - 10 hạt và ăn 3 - 4 lần/tuần là tốt nhất.

Tác hại của hạt điều khi ăn quá nhiều có thể kể đến:

  • Dị ứng với chất phenolic urushiol trong hạt điều. Triệu chứng dị ứng là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Năng lượng và chất béo trong hạt điều rất cao. Bạn ăn nhiều hạt điều mỗi ngày có thể gây thừa cân, béo phì.
  • Hạt điều chế biến theo phương pháp rang muối chứa nhiều natri. Natri làm tăng huyết áp và gây hại đến tim mạch.
  • Magie trong hạt điều có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, tuyến giáp.

Bạn cần lưu ý khi ăn hạt điều là bóc sạch lớp vỏ lụa bên ngoài. Phần vỏ của hạt chứa nhiều phenolic dễ gây dị ứng. Vỏ lụa cũng kích thích niêm mạc ở cổ họng có thể gây đau rát họng. Hạt điều không phải là thực phẩm cần thiết bổ sung sau khi xăm môi. Bạn có thể sử dụng hạt điều như một món ăn vặt, ăn nhẹ trong ngày. Để thúc đẩy môi nhanh lành, bạn cần ăn các thực phẩm tốt hơn thế.

xăm môi có ăn được hạt điều không 3 Nếu bạn đang thắc mắc xăm môi có ăn được hạt điều không thì câu trả lời là có

Gợi ý thực phẩm tốt cho người mới xăm môi

Biết ăn uống đúng cách sau xăm môi sẽ giúp môi lên màu rất đẹp và nhanh phục hồi. Dưới đây là những thực phẩm mà người mới xăm môi không nên bỏ qua.

Uống sữa trong ngày đầu sau xăm môi

Sữa tươi, sữa bò hay sữa đậu nành đều là thực phẩm được bác sĩ khuyến khích sử dụng sau khi xăm môi. Sữa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giúp bạn cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn sau quá trình phun xăm thẩm mỹ. Trong ngày đầu tiên xăm môi xong, bạn nên uống sữa nhưng lưu ý uống bằng ống hút.

Ăn sữa chua giúp môi mềm mịn

Sữa chua có các lợi khuẩn, protein, axit amin và vitamin giúp chữa lành vết thương, cung cấp độ ẩm cho môi thêm mềm mịn. Các dưỡng chất giúp tăng cường lưu thông máu đến môi, thúc đẩy môi phục hồi và tăng sắc tố để lên màu rạng rỡ nhất. Bên cạnh việc ăn sữa chua, sau khi môi hết đau và đã liền thì bạn còn có thể thoa sữa chua lên môi để kích thích tái tạo da.

Sau khi xăm môi nên ăn cà chua

Lợi ích của cà chua đối với da là kích thích tổng hợp collagen, cải thiện tính đàn hồi, khôi phục tế bào da và chống viêm nhiễm. Những công dụng này đến từ hoạt chất chống oxy hóa lycopene, beta-carotene và vitamin C. Chúng giúp làm liền tổn thương trên môi sau khi phun xăm. Ăn cà chua còn giúp môi căng mọng, hồng hào. Bạn có thể ăn salad cà chua hoặc uống nước ép cà chua.

xăm môi có ăn được hạt điều không 4 Cà chua là thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa rất tốt cho người mới xăm môi

Sau những thông tin kể trên, bạn không còn thắc mắc xăm môi có ăn được hạt điều không nữa nhé! Bạn có thể xem thêm giải đáp xăm môi nên ăn gì và kiêng ăn gì để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Lưu ý chăm sóc, dưỡng ẩm cho môi thật tốt để đảm bảo môi luôn mềm mịn, không bị khô nẻ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin