Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi có ăn được yến mạch không?

Ngày 05/12/2022
Kích thước chữ

Xăm môi là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Liệu xăm môi có ăn được yến mạch không là thắc mắc của nhiều người bởi họ lo sợ các vấn đề dị ứng xảy ra.

Xăm môi là phương pháp làm đẹp rất phổ biến. Các chị em phụ nữ xăm môi để màu môi luôn lên đúng màu sắc mà mình yêu thích, có thể không cần phải đánh son. Tuy nhiên xăm môi là biện pháp thẩm mỹ có xâm lấn nên cần kiêng cử một số thực phẩm. Liệu xăm môi có ăn được yến mạch không là thắc mắc của nhiều người.

Tại sao phải kiêng cữ sau xăm môi?

Xăm môi là kỹ thuật thẩm mỹ thực hiện bằng cách đưa mực xăm vào biểu bì nhằm thay đổi sắc tố môi. Với phương pháp này, môi được khắc phục các nhược điểm như môi bị lệch, viền môi mờ nhạt, xử lý các vết thâm sẹo ở môi. Trong quá trình xăm, mũi kim đâm sâu vào da môi để phân bố đồng đều mực xăm và màu sắc lên môi rõ hơn. Hiện nay các công nghệ xăm môi tại thẩm mỹ viện rất tiên tiến nhưng chung quy lại chúng đều thực hiện theo nguyên lý này. 

Sau khi thực hiện phun xăm, việc cần làm là kiêng cữ sau xăm môi nếu không môi sẽ bị sưng, vết thương lâu lành thậm chí màu môi không lên đúng như yêu cầu. Có thể thấy xăm môi là kỹ thuật có xâm lấn vào vùng da môi cho nên sưng tấy sau xăm là điều đương nhiên. Kỹ thuật xăm càng tân tiến thì tình trạng sưng đau càng nhẹ đi. Bởi vì có xâm lấn nên cần kiêng cử một số thực phẩm sau xăm là điều cần thiết.

Xăm môi có ăn được yến mạch không? 1
Xăm môi là kỹ thuật làm đẹp được phái nữ ưa chuộng
Các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn trong thời gian đầu mới xăm môi về như:  
  • Thịt gà, thịt bò, thịt vịt: Những loại thịt này sẽ làm tăng nguy cơ môi bị thâm hay màu lên không chuẩn sau xăm. Bởi chúng giàu sắt và magie, các khoáng chất này tăng nguy cơ hình thành sẹo. Tốt nhất không ăn thịt gà, thịt bò, thịt vịt trong 2 tuần đầu sau khi xăm môi.
  • Đồ nếp: Các món ăn chế biến từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét, bánh ú đều là thực phẩm dễ gây mủ ở vết thương hở. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ sưng môi sau xăm. Vậy nên không ăn đồ nếp trong 1 tháng đầu sau xăm.
  • Rau muống, mít, sầu riêng: Trong rau muống giàu Folate, chất này làm chậm quá trình hồi phục vết thương, khiến môi sưng và không đều màu. Riêng hai loại trái cây như mít và sầu riêng, chúng có tính nóng sẽ làm cơ thể dễ bị viêm nhiễm. 
  • Hải sản: Hải sản đặc biệt là tôm chính là thực phẩm không nên ăn sau xăm. Xăm môi kiêng ăn hải sản bởi chúng làm chậm quá trình hồi phục và dễ gây sẹo cho môi. Tốt nhất phải để môi lành lặn hẳn rồi mới được tiêu thụ hải sản. 
  • Chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê chính là tác nhân tăng viêm nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục vết thương. Nếu tiêu thụ chúng, môi rất khó lành vết thương và lên màu không chuẩn. 

Xăm môi có ăn được yến mạch không?

Xăm môi có ăn được yến mạch không? 2 Xăm môi có ăn được yến mạch không là thắc mắc được đặt ra

Yến mạch được mệnh danh là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe. Liệu sau xăm môi có ăn được yến mạch hay không? Để giải đáp cụ thể câu hỏi này thì ta cần điểm qua thành phần dinh dưỡng và các công dụng của yến mạch với cơ thể. Yến mạch thuộc loại ngũ cốc giàu chất xơ hoà tan, đạm cùng nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể.

Trong yến mạch còn giàu hàm lượng chất béo tốt. Ăn yến mạch chính là cách hấp thu Vitamin B1, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin E hiệu quả. Bên cạnh đó yến mạch sẽ là nguồn cung cấp phốt pho, sắt, mangan, folate, kẽm, magie, đồng, kali, canxi, và selen tuyệt vời.Trong yến mạch có chứa chất Avenanthramide giúp kháng viêm, nhanh lành vết thương. Bên cạnh đó yến mạch còn giúp da khô, mẩn đỏ, hay dị ứng mịn màng hơn.

Thành phần Beta Glucan trong yến mạch sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây viêm hiệu quả. Vậy có thể khẳng định sau khi xăm môi, yến mạch là thực phẩm nên ăn để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Tuy trong yến mạch có chứa các chất như sắt, Magie, Folate có nhiều trong rau muống, thịt bò nhưng hàm lượng của chúng là rất nhỏ nên không cần phải lo lắng. Không chỉ nên ăn yến mạch sau khi xăm môi mà đây là thực phẩm nên ăn hằng ngày để hỗ trợ giảm cân và cải thiện các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường. 

Các món ngon được chế biến từ yến mạch nên thử

Các loại yến mạch thường có trên thị trường:

  • Yến mạch ăn liền: Đây là sản phẩm gồm các hạt đã cắt sẵn và cán mỏng có thêm phụ gia. Bạn chỉ cần đổ nước sôi vào yến mạch là có thể ăn ngay.
  • Yến mạch cắt nhỏ: Đây là loại hạt đã được cắt nhỏ đi nhưng chưa thêm gia vị, cần nấu chín.
  • Yến mạch cán dẹt: Loại yến mạch cán dẹt này cũng tương tự như yến mạch cắt nhỏ nhưng thời gian nấu chín của chúng nhanh hơn tuỳ vào độ mỏng của hạt.
  • Yến mạch nguyên hạt: Đây là loại sản phẩm nguyên chất nhất. Hạt yến mạch còn nguyên cần nhiều thời gian nấu chín.

Một số món ăn dễ làm từ yến mạch để sử dụng chúng hằng ngày. Các món ăn dễ làm từ yến mạch:

Xăm môi có ăn được yến mạch không? 3 Cháo yến mạch là món ngon rất dễ nấu
  • Cháo yến mạch: Đây là món ăn rất dễ ăn và dễ nấu. Chỉ cần cho sữa vào chảo và đun sôi, tiếp tục cho yến mạch vào và đun với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Nên quậy thường xuyên để bột mịn hơn. Trong lúc đó đồng thời xào thịt nạc heo với hành, dầu ô liu cùng gia vị nêm nếm vừa miệng. Sau khi thịt chín thì cho vào hỗn hợp cháo yến mạch, tiếp tục đun từ 10 - 15 phút là hoàn thành.
  • Sữa tươi yến mạch: Đây là món ăn sáng lý tưởng nhất. Chỉ cần cho yến mạch cùng sữa tươi nguyên kem vào bát lớn rồi cho vào lò vi sóng đun trong 1 phút. Hoặc có thể đun sữa nóng lên rồi đổ vào yến mạch để ăn. 

Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề xăm môi có ăn được yến mạch không. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể hiểu hơn về cách kiêng cữ sau xăm và chủ động lựa chọn thực phẩm tốt cho mình. 

Ngoài những thực phẩm cần kiêng, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý để kích thích quá trình làm lành môi và giúp lên màu nhanh. Các thực phẩm bạn nên bổ sung có thể kể đến như: Sữa tươi, sữa chua, cà rốt, cà chua, các loại quả chứa nhiều vitamin C… Ngoài ra bạn cần kiêng nước một tuần đầu và hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin