Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Xăm môi có được ăn rong biển không?

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ

Để môi nhanh lành và lên màu đẹp thì xăm môi có được ăn rong biển không? Nếu yêu thích món ăn này, bạn xem giải đáp dưới đây sẽ hiểu rõ xăm môi ăn rong biển được không.

Rong biển là các loại tảo và thực vật mọc ở dưới biển. Chúng thường bám trên vách đá, các rạn san hô hoặc dưới tầng nước sâu có ánh sáng chiếu tới. Rong biển có thể nấu canh, làm cơm cuộn và chế biến nhiều món ngon. Ăn rong biển hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe khi mới ốm dậy. Liệu rằng người mới xăm môi có ăn được rong biển không?

Xăm môi ăn rong biển có tác dụng gì?

Rong biển có nhiều loại với hương vị và màu sắc đa dạng. Hầu hết các loại rong biển đều có vị tanh, một số loại có thêm vị ngọt, mặn hoặc chua. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong rong biển rất cao, có sự khác nhau tùy từng chủng loại. Được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến các loại rong biển giàu dinh dưỡng: Rong biển khô Nori, Wakame, Kombu, Kanten, Dulse đỏ…

xăm môi có được ăn rong biển không 1 Rong biển có vị tanh nên nhiều người thắc mắc xăm môi có được ăn rong biển không?

Thống kê giá trị dinh dưỡng trong rong biển

Mỗi loại rong biển đều chứa các vitamin A, B, E và khoáng chất thiết yếu: Canxi, omega-3, sắt, kali, magie, đồng, polyphenol, i-ốt. Giá trị dinh dưỡng trong 100g rong biển đáp ứng tốt khẩu phần ăn tham chiếu hàng ngày RDI.

  • Protein: 70.6 RDI.
  • Vitamin K: 80% RDI.
  • Magie: 180% RDI.
  • Canxi: 60% RDI.
  • Sắt: 20% RDI.
  • Mangan: 70% RDI.
  • I-ốt: 65% RDI.
  • Natri: 70% RDI.
  • Folate: 50% RDI.
  • Kali: 45% RDI.

Lợi ích của rong biển đối với xăm môi

Vitamin, khoáng chất trong rong biển là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho phục hồi môi sau xăm. Chúng tham gia vào quá trình chống oxy hóa cho làn da, kích thích tổng hợp tế bào miễn dịch, duy trì độ ẩm. Hàm lượng protein cao trong rong biển giúp bù đắp năng lượng, chữa lành mô da bị tổn thương. Ăn rong biển hỗ trợ phục hồi vết thương hoặc sau phẫu thuật, bao gồm cả phun xăm.

Đáng chú ý nhất trong thành phần của rong biển tốt cho môi là vitamin K. Với 80% hàm lượng vitamin K theo khẩu phần hàng ngày, ăn rong biển giúp cải thiện tính đàn hồi của da và môi. Vitamin K đã được khoa học chứng minh là có tác dụng loại bỏ các vết sẹo, rạn nứt và bầm tím trên da. Bổ sung vitamin K giúp môi đàn hồi và căng mọng, ngăn ngừa thâm tím sau khi xăm.

Xét về mặt dinh dưỡng và lợi ích, thắc mắc xăm môi ăn rong biển được không có giải đáp là ăn được. Xăm môi ăn rong biển giúp phục hồi môi một cách toàn diện, vừa làm lành môi vừa dưỡng môi mềm mượt, lên màu đẹp.

xăm môi có được ăn rong biển không 2 Ăn rong biển giúp phục hồi toàn diện cho môi sau xăm

Xăm môi có được ăn rong biển không?

Theo một nghiên cứu ở chuột thí nghiệm của nhóm khoa học Biosea, tỷ lệ phục hồi vết thương của chuột ăn rong biển là 100% trong vòng 5 ngày. Ở những con chuột không ăn rong biển, vết thương chỉ lành 50%. Bạn không còn hoài nghi xăm môi ăn rong biển có tốt hay không nữa nhé! Khúc mắc cần được giải đáp lúc này là xăm môi ăn rong biển được không, có hại không?

Rong biển có vị mặn vì chứa hàm lượng i-ốt cao, ăn quá nhiều sẽ gây dư thừa i-ốt. Một trong những tác hại của ăn mặn là phá vỡ cân bằng nước trong tế bào, đẩy nhanh quá trình lão hóa gây cảm giác khô nẻ ở môi và da. Bạn có thể khắc phục bằng cách ăn ít đi hoặc nấu chín rong biển để làm giảm hàm lượng i-ốt.

Sau xăm môi, một số ít trường hợp có thể xuất hiện mụn nước trên môi. Nguyên nhân do cơ địa kết hợp vệ sinh môi chưa đúng cách khiến virus Herpes phát triển. Nổi mụn nước sau khi xăm môi có được ăn rong biển không? Câu trả lời là không vì chất tanh của rong biển có nguy cơ làm tăng tình trạng mụn nước.

Ảnh hưởng của rong biển đến môi không đáng lo ngại nếu bạn biết cách phòng ngừa. Xăm môi có ăn được rong biển nhưng tùy từng trường hợp và cách ăn.

xăm môi có được ăn rong biển không 3 Giải đáp xăm môi có được ăn rong biển không là bạn có thể ăn

Sau xăm môi ăn rong biển như thế nào cho đúng?

Ăn rong biển như thế nào giúp môi phục hồi nhanh mà không bị rủi ro ngoài mong muốn? Đây là cách sử dụng rong biển đã được các chuyên gia hướng dẫn:

  • Không ăn nhiều hơn 100g rong biển trong một ngày. Bạn nên chia 100g rong biển thành nhiều bữa thay vì ăn liền lúc.
  • Không ăn rong biển khi đang bị lạnh bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc có vấn đề mụn nhọt trên da, kể cả mụn nước ở môi.
  • Người có tiền sử dị ứng hải sản không được ăn rong biển. Cơ địa mẫn cảm rất dễ bị dị ứng nếu ăn rong biển.
  • Kiêng kỵ ăn rong biển cùng với một số thực phẩm gây phản ứng phụ như: Cam thảo, nước trà, tiết heo, trái cây ngâm chua, phô mai, xúc xích.
  • Mới xăm môi không ăn rong biển với thịt sống, cá sống, các loại hải sản hoặc thịt bò, thịt gà vì dễ dị ứng và viêm nhiễm.
  • Lựa chọn rong biển chất lượng, còn hạn sử dụng, không chứa hóa chất độc hại. Nếu ăn rong biển tươi, chọn loại màu xanh lá đậm và có lỗ nhỏ.
  • Nên ngâm rong biển trong nước sạch khoảng 5 - 10 phút, bóp muối và rửa sạch để khử bớt mùi tanh. Nấu rong biển tối đa 5 - 10 phút.

Làm theo những hướng dẫn kể trên, bạn an tâm ăn rong biển mà không còn lo lắng liệu rằng xăm môi có được ăn rong biển không. Bên cạnh rong biển, bạn có thể bổ sung dưỡng chất phục hồi môi qua các loại thực phẩm lành mạnh như: Thịt heo, thịt thỏ, chả lụa, bí ngô, cà rốt, quả kiwi, dưa vàng, đu đủ, nước dừa… Chớ quên uống nhiều nước hoặc sữa để tăng cường độ ẩm cho da từ bên trong.

xăm môi có được ăn rong biển không 4 Ăn bí ngô giàu vitamin A, C và K tốt cho lên màu và phục hồi môi

Cùng với thói quen ăn uống khoa học, bạn lưu ý dưỡng ẩm cho môi xăm để tránh bị khô nẻ. Trong vòng 8 giờ đầu, bạn không để môi tiếp xúc với nước. Qua thời gian này, bạn có thể vệ sinh môi sau bữa ăn bằng nước muối sinh lý. Khi đi ra ngoài, bạn nhớ đeo khẩu trang để chống nắng và khói bụi. Tuyệt đối không bóc lớp vảy trên môi mà hãy để môi bong tự nhiên bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin