Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Khô môi

Khô môi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Khô môi, nứt nẻ môi là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước, thiếu ẩm. Khô môi không khó điều trị, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm cho môi bằng các sản phẩm dưỡng môi. Tuy vậy, khô môi cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như dị ứng, bị ảnh hưởng của thuốc hoặc các bệnh khác. Ở những trường hợp này, cần điều trị các bệnh mắc kèm kết hợp với việc dưỡng ẩm, chống nắng đầy đủ cho môi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung khô môi

Da môi mỏng hơn và nhạy cảm hơn da trên các phần còn lại của cơ thể vì nó không chứa bất kỳ tuyến dầu nào. Không chỉ vậy, môi còn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, điều kiện thời tiết khô hoặc lạnh nhiều hơn những bộ phận khác. Do đó, chúng có nhiều nguy cơ bị khô và nứt nẻ.

Khô môi có thể xảy ra khi môi tiếp xúc với chất gây dị ứng, do thời tiết thay đổi hoặc do tình trạng sức khỏe.

Triệu chứng khô môi

Những dấu hiệu và triệu chứng của khô môi

Các triệu chứng của khô môi chỉ tập trung ở môi như:

Môi bị khô, nứt nẻ, bong da, tróc vảy;

Sưng môi, loét môi;

Chàm môi;

Nứt môi, có thể có chảy máu.

Tác động của khô môi đối với sức khỏe

Môi khô, nứt nẻ gây khó chịu và đau, đặc biệt là khi ăn các thức ăn mặn, chua, cay. Bên cạnh đó, khô nứt môi còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể khiến người bệnh cảm thấy bất tiện khi giao tiếp với người khác.

Biến chứng có thể gặp khi mắc khô môi

Khô môi thường là dấu hiệu của cơ thể phản ứng lại với sự mất nước. Do đó, chỉ cần bổ sung đủ nước và dưỡng đủ ẩm là môi có thể trở lại trạng thái bình thường mà không gây nên biến chứng gì.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân khô môi

Có nhiều nguyên nhân có thể gây khô môi:

Thời tiết thay đổi (thời tiết khô nóng hoặc lạnh quá mức).

Liếm môi quá mức.

Mất nước.

Thiếu một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, sắt…).

Do bị tác dụng phụ khi đang dùng một số loại thuốc.

Do một bệnh lý nào đó (rối loạn tự miễn, rối loạn chức năng tuyến giáp, dị ứng…).

Viêm môi (do nhiễm trùng, cơ địa…).

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh khô môi

Nguyên nhân gây khô môi là gì?

Khô môi là một vấn đề phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen liếm môi thường xuyên, thiếu nước, thở bằng miệng khi ngủ, không dưỡng môi, do bị tác dụng phụ khi đang dùng một số loại thuốc. Do một bệnh lý nào đó (rối loạn tự miễn, rối loạn chức năng tuyến giáp, dị ứng…). Nếu tình trạng khô môi kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây khô môi là gì? Cách phòng tránh khô môi đơn giản

Cách cách nào trị khô môi bong trong tại nhà không?

Có nên bóc vảy môi khi môi khô, nứt nẻ không?

Khô môi là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin gì?

Vì sao thói quen liếm môi gây khô môi?

Hỏi đáp (0 bình luận)