Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xông hơi tại nhà có hạ nhiệt giảm sốt nhanh chóng không?

Ngày 16/09/2021
Kích thước chữ

Xông hơi là một phương pháp hạ nhiệt giảm sốt có từ lâu đời và được dân gian áp dụng. Xông hơi sẽ giúp mồ hôi thoát ra, lỗ chân lông giãn nở để nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài, giúp giải cảm sốt hiệu quả.

Khi bị sốt, cảm cúm, chúng ta có thể chọn xông hơi bằng các nguyên liệu thiên nhiên như sả, bưởi, tía tô,... Các tinh dầu trong các loại thảo dược sẽ giúp hạ sốt nhanh hơn, sát khuẩn đường hô hấp. 

Bị sốt có nên xông hơi không?

Xông hơi có thể nói là một phương pháp dân gian, có từ lâu đời nhưng lại mang đến hiệu quả không ngờ. Khi xông hơi, cơ thể điều tiết thân nhiệt bằng cách toát ra mồ hôi do hệ thần kinh điều khiển. Việc xông hơi sẽ giúp giãn nở mạch máu, giải độc giải cảm và còn có tác dụng hạ huyết áp.

Dụng cụ dùng để xông hơi theo phương pháp truyền thống là bằng nồi xông. Khi hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông sẽ làm kích thích lưu thông khí huyết, đào thải hàn khí ra theo tuyến mồ hôi, từ đó sẽ giúp giảm cảm, hạ sốt.

Đối với những trường hợp bị sốt cao, sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết thì không nên xông hơi. Bởi vì khi xông hơi sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước, các chất khoáng và muối, làm cho cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi hơn.

Kèm theo đó là cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy nhược. Khi cơ thể mệt mỏi sẽ không chịu được nhiệt độ cao, do đó, việc xông hơi có thể khiến cho người bệnh bị ngất xỉu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ.

Vì vậy, khi cơ thể bị sốt cao mà chưa rõ nguyên nhân sốt, bạn nên được thăm khám để biết rõ nguyên nhân và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Xông hơi là một phương pháp dân gian để hạ nhiệt giảm sốt

Cách xông hơi hạ sốt an toàn hiệu quả

Xông hơi bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên như sả, lá tía tô, gừng sẽ tác động đường thở đến tận phế nang. Nhờ vào quá trình trao đổi chất, các tinh chất sẽ ngấm vào máu, sát khuẩn được hô hấp và thông qua các ống dẫn mắt, mũi, các xoang làm giảm mệt mỏi, nhức đầu, ù tai hiệu quả. 

Bài thuốc xông hơi hạ sốt

Khi bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu của việc bị cảm cúm như đau cổ, rát họng, các cơ nhức mỏi, lúc này xông hơi sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng trên. 

Những bài thuốc xông hơi khá đơn giản, chỉ cần hái những lá có chứa nhiều tinh dầu và nấu sôi với nước. Các tinh dầu này sẽ có khả năng sát khuẩn đường hô hấp.  

Đối với những bệnh nhân bị cảm nóng, nên xông bạc bà, lá dâu, cúc tần, hương nhu. Đối với bệnh cảm lạnh, nên xông kinh giới, tía tô, lá gừng vàng.

Đối với những người bị cảm hàn, nên xông sả, lá bưởi, lá khuynh diệp, ngải cứu với khối lượng 500-100 gram.

Đối với bệnh cảm mạo, bệnh nhân không đổ mồ hôi thì có thể xông gừng tươi, bưởi, lá chanh, lá tre, lá tía tô, lá kinh giới,...

Các nguyên liệu trên đều dễ tìm, có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng giải cảm, hạ nóng sốt, khử độc tố hiệu quả. 

Một số nguyên liệu cần chuẩn bị khi xông hơi

Cách xông hơi hạ sốt hiệu quả nhất

Có 2 cách để xông hơi khi bị sốt đó là xông hơi khô và xông hơi ướt. Hai hình thức này về cơ chế thì giống nhau và đều có công dụng giúp hạ sốt nhanh chóng, chúng đều tác động nhiệt lên cơ thể để kích thích tiết ra mồ hôi, giúp quá trình giải cảm diễn ra nhanh hơn. 

Xông hơi khô tức là thúc đẩy nhiệt độ của đá xông, làm nóng các viên đá được đặt trên thanh điện trở. Sau đó chế hỗn hợp tinh dầu pha loãng tạo mùi hương. Phương pháp này có độ ẩm chỉ 10%, nhiệt độ cao, môi trường nóng là điều kiện thuận lợi để loại bỏ các vi khuẩn, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Xông hơi ướt tức là lấy sự gia tăng của nhiệt độ của nước sôi, ức chế tiết ra mồ hôi, có độ ẩm cao. Dùng nồi nước lá xông thủ công tại nhà, nấu các loại thảo dược hoặc xông hơi nước với tinh dầu pha loãng và trùm chăn rộng để xông.

Đối với những người bị nghẹt mũi, sổ mũi, xông hơi ướt rất thích hợp bởi vì quá trình xông hơi sẽ giúp giãn nở các thành mạch mũi, giúp mũi dễ dàng thở.

Các bước xông hơi hạ sốt

Xác định được bệnh rồi chọn bài thuốc phù hợp, sau đó đặt các nguyên liệu vào nồi, cho nước ngập lá và đun sôi. Đối với những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín nắp, đun sôi lại khoảng 10-15 phút.

Sau khi nước đã sôi, người bệnh nên chọn phòng kín gió, trùm kín chăn và từ từ mở nắp nồi xông, hít thở mạnh. 

Thời gian xông hơi khoảng 10 - 15 phút tùy theo mức độ chịu đựng sức nóng của người bệnh. Nhiệt độ xông nên cao hơn nhiệt độ cơ thể cơ thể 7 – 8 độ và không xông lâu hơn 30 phút.

Sau khi xông xong, lau mồ hôi bằng khăn sạch và cho uống 1 ly nước ấm. Nên dùng nước xông pha với nước ấm để lau rửa cơ thể. 

Bên cạnh việc xông hơi theo cách truyền thông còn có các phòng xông hơi hiện đại có ưu điểm là sang trọng, thuận lợi và tiết kiệm thời gian. 

Chuẩn bị một khăn sạch để sau mồ hôi tiết ra

Một số lưu ý khi xông hơi

Trong quá trình xông cần phải cẩn thận để tránh trường hợp bị bỏng. Đối với những bệnh nhân sốt cao, bị hôn mê hoặc đối với trẻ em, không nên sử dụng phương pháp xông hơi này. 

Bệnh cảm cúm rất dễ mắc, do đó cần phải giữ gìn sức khỏe trong những ngày thời tiết thất thường. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh này, nóng sốt là một trong những triệu chứng của việc nhiễm Covid-19 nên các bạn không nên chủ quan. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề xông hơi tại nhà để hạ nhiệt, giảm sốt. Sau khi xông mặt xong bạn nên kết hợp sử dụng miếng dán hạ sốt để quá trình hạ nhiệt diễn ra nhanh hơn.

Nếu dấu hiệu sốt bất thường, bạn cần nhanh chóng chủ động xét nghiệm nhanh Covid-19 bằng các bộ kit để kịp thời có phương pháp điều trị. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin