Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xông hơi bằng lá thảo dược là một trong những cách chữa cảm cúm hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này lại được khuyến cáo không nên áp dụng với một số đối tượng, đặc biệt là bà bầu.
Khi bắt đầu xuất hiện các của cảm triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, sổ mũi, ho… chúng ta thường tìm tới các phương pháp dân gian để trị bệnh, chẳng hạn như xông hơi. Tuy nhiên, đối với bà bầu, xông hơi không những không chữa khỏi bệnh mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Xông hơi bằng lá thảo dược là phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản có nguồn gốc lâu đời trong dân gian dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Kinh nghiệm dân gian thường dùng xông hơi để trị các bệnh thông thường như cảm cúm.
Bình thường nhiệt độ của cơ thể luôn ở mức ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Tuy nhiên, khi bạn bị cảm cúm với các triệu chứng: đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình … đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn trong Đông y. Khi đó, các lỗ chân lông trên cơ thể đang bị bít lại, đường phế đạo bị ách tắc nên làm xuất hiện một lọat những dấu hiệu kể trên.
Lúc này, xông hơi sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng tiết mồ hôi và làm giãn nở những mạch máu ngoại vi, mở lỗ chân lông và khiến các virus cảm cúm độc hại thoát ra ngoài. Đây là giải pháp hữu hiệu không những giúp cơ thể giải cảm mà còn chống phù nề, trừ nặng nề cơ thể, giải độc cơ thể...
Xông hơi trị cảm cúm là cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần dùng thuốc và phù hợp với rất nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ bầu là một trong những đối tượng không nên xông hơi giải cảm, vì nó có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Nguyên nhân là do khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông nóng, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng nóng nước ối, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi trong bụng. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn chặn quá trình cung cấp oxy cho em bé. Trường hợp nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Ngoài ra, áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi sẽ khiến mẹ bầu bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu cần giữ cho huyết áp luôn ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu cung cấp cho thai nhi. Bên cạnh đó, nếu bất cẩn khi tiếp xúc với nồi nước xông ở nhiệt độ cao, mẹ bầu có thể bị bỏng, gây tổn hại đến sức khỏe của chính mình và của em bé.
Thay vì xông hơi, mẹ bầu có thể áp dụng các cách chữa cảm cúm khác như sử dụng nước muối sinh lý để súc họng và rửa mũi, bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, uống đủ nước. Hoặc sử dụng các phương pháp dân gian như dùng tỏi, gừng, mật ong…để trị cảm cúm. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng cảm cúm không có dấu hiệu suy giảm thì bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách, tránh để lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.