Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Nhiễm trùng là nguyên nhân chính khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là các bước xử lý vết thương hở mà bạn cần nắm rõ.
Trong cuộc sống hàng ngày, khó tránh khỏi những chấn thương ngoài da như vết xước, vết dao cắt tạo thành vết thương hở. Do đó, mọi người cần có kỹ năng xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng vết thương hở.
Đối với những vết thương hở nhỏ, không quá sâu, bạn có thể tự chăm sóc vết thương hở tại nhà. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng và đủ các bước vệ sinh vết thương. Dưới đây là những việc bạn cần làm để giúp vết thương hở mau lành:
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng trước khi xử lý vết thương hở nhằm ngăn ngừa vi khuẩn từ tay lây lan sang vết thương. Tốt nhất nên đeo găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với dịch mủ và máu của vết thương.
Bước 2: Việc đầu tiên khi xử lý vết thương hở là cầm máu. Có thể dùng khăn hoặc giấy sạch ấn vào vết thương để ngăn máu chảy ra.
Bước 3: Dùng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa vết thương, loại bỏ bụi bẩn hay dị vật trên vết thương. Đối với những vết thương có dị nguy hiểm như thủy tinh, các vật sắc nhọn đâm vào thì nên đến bệnh viện để lấy ra an toàn hơn.
Bước 4: Sau khi làm sạch vết thương, bạn có thể bôi thêm thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương. Điều này đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bước 5: Bước cuối cùng là bạn dùng bằng gạc y tế không thấm nước để bảo vệ vết thương hở. Cần băng kín miệng vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập. Vết thương không nên băng quá chặt khiến vết thương bí hơi và khó khô hơn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo che phủ được miệng vết thương.
Bước 6: Theo dõi vết thương liên tục để biết các dấu hiệu nhiễm trùng và vệ sinh bằng nước sát khuẩn ít nhất 1 lần/ngày. Sau mỗi lần vệ sinh bạn nên rửa sạch vết thương và bôi thuốc. Nếu phát hiện miệng vết thương ngày càng sưng mủ, đau rát thì nên đến trung tâm y tế để khám và điều trị.
Da là lớp bảo vệ ngoài cùng của cơ thể. Khi trên da xuất hiện những vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. Vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để xử lý vết thương hở hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương:
Nếu quá trình sơ cứu và chăm sóc vết thương không được thực hiện một cách khoa học có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây tổn hại đến sức khỏe. Vì vậy không nên chủ quan với vết thương hở, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau cần đến bệnh viện ngay lập tức:
Vết thương hở bị nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng nhất là hoại tử phải cắt bỏ. Vì vậy, nếu phát hiện nhiễm trùng vết thương hở, cần nhanh chóng đến ngay gặp bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất.
Tùy theo tình trạng nhiễm trùng, cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân, cũng như thời gian xuất hiện vết thương để có cách Xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng phù hợp:
Hy vọng rằng qua bài viết trên các bạn đã có thêm kiến thức xử lý vết thương hở để có thể chủ động xử trí và thực hiện hiệu quả các phương pháp theo dõi chăm sóc vết thương hở. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.