Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Băng huyết sau sinh (BHSS) là tình trạng chảy máu từ đường sanh nghiêm trọng sau khi sinh con và thông thường được định nghĩa là tình trạng mất trên 500ml máu đối với sanh ngã âm đạo hoặc trên 1000ml máu đối với mổ lấy thai. Đây là một biến chứng sản khoa nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Mất máu quá nhiều có thể gây ra một số biến chứng như tăng nhịp tim, thở nhanh, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như gan, não, tim hoặc thận, dẫn đến sốc và thậm chí tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Băng huyết sau sinh là gì? 

Băng huyết sau sanh (BHSS) là tình trạng chảy máu từ đường sanh nghiêm trọng sau khi sinh con. Đây là một biến chứng sản khoa nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Thông thường BHSS được định nghĩa là mất trên 500ml máu đối với sanh ngã âm đạo hoặc trên 1000ml máu đối với mổ lấy thai. Tuy nhiên cách ước lượng này mang tính chủ quan và có thể không chính xác. Thêm vào đó, cùng một lượng máu mất nhưng ảnh hưởng trên những cá thể khác nhau là không giống nhau. 

BHSS có thể xảy ra đến 12 tuần sau sinh. Tần suất băng huyết sau sanh 1 - 5 trường hợp cho mỗi 100 ca sanh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau sinh

Triệu chứng phổ biến nhất của băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu dai dẳng, mất máu nhiều sau khi sinh. Các dấu hiệu khác của băng huyết sau sinh là chóng mặt, cảm giác choáng váng, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn/nôn, . Khi chảy máu nhiều và nghiêm trọng, các dấu hiệu rõ ràng hơn sẽ xuất hiện như tụt huyết áp, tăng nhịp tim, tay chân lạnh.

Biến chứng có thể gặp khi bị băng huyết sau sinh

Mất máu quá nhiều có thể gây ra một số biến chứng như tăng nhịp tim, thở nhanh, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như gan, não, tim hoặc thận và dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp, rối loạn đông máu, sốc và thậm chí tử vong. Trong một số trường hợp, hội chứng Sheehan (một tình trạng liên quan đến suy chức năng của tuyến yên) có thể xuất hiện do tình trạng băng huyết sau sanh nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất kỳ sản phụ nào khi sanh cũng cần nhận được sự chăm sóc của nhân viên y tế, do đó khuyến cáo các sản phụ cần thực hiện việc sanh nở tại các cơ sở chăm sóc chuyển khoa về sản khoa.

Hầu hết các trường hợp băng huyết sau sinh đều xảy ra trong bệnh viện khi sinh hoặc ngay sau sanh. Tuy nhiên, nếu sản phụ có tình trạng chảy nhiều máu sau khi từ bệnh viện về nhà, hãy đến ngay cơ sở chăm sóc y tế gần nhất để được chăm sóc.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh

Các nguyên nhân gây xuất huyết sau sinh được chia thành bốn nhóm bắt đầu bằng chữ cái T theo tiếng anh (Tone- trương lực cơ, Trauma - chấn thương, Tissue - mô nhau thai và Thrombin - yếu tố đông máu).

  • Đờ tử cung (Tone): Còn gọi là giảm trương lực cơ tử cung đề cập đến tình trạng tử cung mềm và nhão sau khi sinh khiến cho cơ không co bóp đủ để siết các mạch máu nhau thai lại và dẫn đến tình trạng xuất huyết ồ ạt sau sanh.

  • Chấn thương tử cung (Trauma): Tổn thương âm đạo, cổ tử cung, tử cung hoặc tầng sinh môn (khu vực giữa bộ phận sinh dục và hậu môn) trong lúc sanh sẽ gây chảy máu. Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sanh như forcep hoặc giác hút trong khi sinh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương tử cung. Đôi khi, một khối máu tụ đè nén bên trong đường sanh có thể hình thành và gây chảy máu đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi sinh.

  • Mô nhau thai còn sót lại (Tissue): Khi toàn bộ nhau thai không tách khỏi thành tử cung sẽ ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tử cung sau khi sinh, khiến cho cơ không co bóp đủ để siết các mạch máu nhau thai lại và dẫn đến tình trạng BHSS.

  • Tình trạng đông máu (thrombin): Nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc có các bệnh lý trong thai kỳ như sản giật thì có khả năng gây rối loạn tình trạng đông máu trong cơ thể. Điều này làm cho ngay cả một chấn thương nhỏ cũng có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc băng huyết sau sinh?

Băng huyết sau sinh thường xảy ra ở một số đối tượng sau:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi;
  • Người bị thừa cân;
  • Sản phụ sinh 4 con trở lên;
  • Sản phụ mang đa thai;
  • Thai quá lớn;
  • Nhau tiền đạo, nhau thai bong non;
  • Sản phụ có tiền sản giật, huyết áp cao, thiếu máu;
  • Sản phụ mổ đẻ, đau đẻ trên 12 giờ,...

Yếu tố làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ băng huyết sau sanh, bao gồm:

  • Sản phụ mang đa thai;

  • Thai to (>4kg);

  • Đa ối trong thai kỳ;

  • Sử dụng Oxytocin để tăng cơn gò tử cung;

  • Thời gian chuyển dạ lúc sanh kéo dài;

  • Sản phụ có sanh giúp bằng dụng cụ;

  • Mổ lấy thai;

  • Tiền căn băng huyết sau sanh thai kỳ trước.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán băng huyết sau sinh

BHSS chủ yếu được chẩn đoán dựa trên lượng máu mất. Có thể đo thể tích máu thu được khi hứng máu từ đường sanh hoặc cân gạc hoặc gòn đã thấm máu là một cách phổ biến để ước tính lượng máu mất.

Các phương pháp khác để chẩn đoán BHSS là:

  • Theo dõi liên tục nhịp tim và huyết áp để phát hiện các vấn đề nghiêm trọng xảy ra sau sanh.

  • Xét nghiệm công thức máu để xác định dung tích hồng cầu (hematocrit) và các yếu tố đông máu.

Siêu âm để có hình ảnh chi tiết về tử cung và các cơ quan khác.

Phương pháp điều trị băng huyết sau sinh hiệu quả

Mục đích của điều trị băng huyết sau sinh là tìm, điều trị nguyên nhân gây băng huyết và cầm máu càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc hoặc xoa bóp tử cung để kích thích co bóp tử cung.

  • Loại bỏ các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung.

  • Kiểm tra tử cung, âm đạo, âm hộ và vùng chậu để tìm các thương tổn.

  • Có thể chèn bóng Bakri hoặc một ống thông Foley để tạo áp lực cầm máu bên trong lòng tử cung. 

  • Phẫu thuật mở ổ bụng để tìm nguyên nhân chảy máu.

  • Tìm và khâu các mạch máu đang chảy máu. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng mũi khâu ép tử cung.

  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, đây là biện pháp cuối cùng.

  • Ngoài ra, việc bù lượng máu và dịch đã mất cũng rất quan trọng trong điều trị băng huyết sau sinh. Thở oxygen cũng có thể hữu ích.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của băng huyết sau sinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa băng huyết sau sinh hiệu quả

Điều quan trọng là phải có sẵn dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp trong trường hợp cần thiết tại thời điểm sinh và sau khi sinh. Chăm sóc sớm có thể giảm lượng máu mất và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do mất máu.

Nguồn tham khảo

1) https://my.clevelandclinic.org/

2) https://www.aafp.org/afp/2017/0401/p442.html

3) https://www.stanfordchildrens.org/

Các bệnh liên quan

  1. Ốm nghén

  2. Tinh trùng loãng

  3. Thắt ống dẫn tinh

  4. Nấm âm đạo

  5. Bế sản dịch

  6. Nang ống tuyến Skene

  7. Viêm cổ tử cung

  8. Hiếm muộn

  9. Xoắn tinh hoàn

  10. dính buồng tử cung