Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhau bám thấp là gì? Nguyên nhân và điều trị nhau bám thấp

Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi thai kỳ phát triển, tử cung sẽ mở rộng và ảnh hưởng đến vị trí của nhau thai. Khu vực gắn nhau thai thường kéo dài lên trên, cách xa cổ tử cung. Nếu nhau thai nằm ở vị trí thấp trong tử cung, gần hoặc che phủ cổ tử cung thì có thể cản trở đường ra ngoài của em bé. Đây được gọi là nhau thai bám thấp nếu nhau cách cổ tử cung dưới 20 mm, hoặc nhau tiền đạo nếu nhau che phủ hoàn toàn cổ tử cung.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nhau bám thấp là gì?

Nhau thai là lớp màng bao bọc thai nhi, phát triển cùng với em bé trong tử cung khi mang thai. Nhau thai gắn vào thành tử cung và cung cấp sự kết nối giữa người mẹ và em bé. Oxy và chất dinh dưỡng truyền từ máu của mẹ qua nhau thai vào máu của em bé. Nhau thai được đưa ra ngay sau khi em bé chào đời.

Ở một số phụ nữ, nhau bám thấp xuống tử cung và có thể che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, nhau thai di chuyển lên trên và ra ngoài khi tử cung phát triển trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, nhau thai vẫn tiếp tục nằm ở phần dưới tử cung khi quá trình mang thai diễn ra. Tình trạng này được gọi là nhau thai bám thấp (nhau bám thấp), khi nhau thai cách cổ tử cung dưới 20 mm, hoặc gọi là nhau tiền đạo nếu nhau thai che phủ hoàn toàn cổ tử cung.

Nhau bám thấp ở tuần thứ 20 có nghĩa là cần siêu âm lại ở tuần thứ 32 để kiểm tra lại vị trí nhau thai. Đôi khi điều này liên quan đến việc thực hiện siêu âm qua âm đạo. Tử cung sẽ phát triển theo quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi. Ở khoảng 95% phụ nữ, nhau thai di chuyển về vị trí an toàn khi sinh và không cần kiểm tra thêm.

Nếu nhau thai vẫn nằm ở vị trí thấp sau 32 tuần, cần được siêu âm bổ sung ở tuần thứ 36. Nếu nhau thai vẫn ở mức thấp ở tuần thứ 36 thì nên gặp bác sĩ sản khoa để quyết định cách an toàn nhất để sinh con. Trong một vài trường hợp, siêu âm ở tuần thứ 32 có thể xác định được một tình trạng khác gọi là nhau tiền đạo, tức là nhau thai thấp đến mức che phủ cổ tử cung. Tình trạng này hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 1/200 phụ nữ có nhau thai nằm thấp và phổ biến hơn ở những phụ nữ đã từng điều trị sinh sản hoặc sinh mổ trước đó. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhau bám thấp

Dấu hiệu chính của nhau bám thấp là chảy máu âm đạo màu đỏ tươi, thường không đau sau 20 tuần mang thai. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như chảy máu âm đạo trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức. Nếu chảy máu nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhau bám thấp

Nguyên nhân chính xác của nhau bám thấp vẫn chưa được biết rõ.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nhau bám thấp?

Phụ nữ đã từng bị nhau bám thấp ở lần sinh trước đó hoặc tuổi từ 35 trở lên có nguy cơ bị nhau bám thấp.

Nhau bám thấp là gì? Nguyên nhân và điều trị nhau bám thấp 4
Thai phụ lớn tuổi có nguy cơ mắc phải nhau bám thấp

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhau bám thấp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhau bám thấp, bao gồm:

  • Đã có con;
  • Đã từng sinh mổ trước đó;
  • Có vết sẹo trên tử cung do phẫu thuật hoặc thủ thuật trước đó;
  • Có nhau bám thấp ở lần mang thai trước;
  • Đang mang thai sau khi thực hiện thủ thuật công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) để điều trị vô sinh;
  • Đang mang nhiều hơn một bào thai;
  • Từ 35 tuổi trở lên;
  • Hít khói thuốc lá;
  • Sử dụng cocain.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhau bám thấp

Nhau bám thấp được chẩn đoán thông qua siêu âm khi khám thai định kỳ hoặc sau khi bị máu âm đạo. Hầu hết các trường hợp nhau bám thấp được chẩn đoán khi siêu âm vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Siêu âm có thể thực hiện trên bụng hoặc qua âm đạo để có hình ảnh chính xác hơn.

Nhau bám thấp là gì? Nguyên nhân và điều trị nhau bám thấp 5
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện nhau bám thấp

Phương pháp điều trị nhau bám thấp hiệu quả

Ở nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh nhau bám thấp sớm trong thai kỳ, tình trạng này sẽ tự khỏi. Khi tử cung phát triển, khoảng cách giữa cổ tử cung và nhau thai có thể tăng lên. Ngoài ra, hướng phát triển của nhau thai có thể cao hơn trong tử cung và các cạnh của mô nhau thai gần cổ tử cung có thể co lại.

Nếu nhau thai bám thấp tự khỏi, có thể lên kế hoạch sinh con qua đường âm đạo. Nếu vấn đề không được giải quyết, nên lên kế hoạch sinh mổ.

Chảy máu âm đạo sau 20 tuần được coi là một trường hợp nguy hiểm, cần phải nhập viện để điều trị.

Nếu đang ở tuần thứ 36, cần phải sinh mổ. Nếu bị mất máu nhiều hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc em bé, có thể cần phải sinh mổ khẩn cấp trước 36 tuần.

Nếu đây là lần đầu tiên bị chảy máu và máu đã ngừng chảy ít nhất 48 giờ, có thể được xuất viện về nhà. Nếu bạn tiếp tục bị chảy máu nặng hơn, có thể cần phải nhập viện.

Khi không chảy máu, mục tiêu điều trị là giảm nguy cơ chảy máu có thể xảy ra và giúp dự sinh đúng ngày nhất có thể. Cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên quan hệ tình dục hoặc nếu muốn nên tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Tập thể dục vừa phải;
  • Hạn chế vận động mạnh.
Nhau bám thấp là gì? Nguyên nhân và điều trị nhau bám thấp 6
Thai phụ bị nhau bám thấp nên hạn chế vận động mạnh

Nếu bị nhau bám thấp, cần theo dõi người mẹ và con để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng này:

  • Chảy máu âm đạo (xuất huyết) nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, có thể xảy ra trong quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở hoặc trong vài giờ đầu sau khi sinh.
  • Sinh non: Chảy máu nghiêm trọng có thể khiến phải mổ lấy thai khẩn cấp trước khi bé đủ tháng.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhau bám thấp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng phù hợp với thai kỳ.
  • Luôn chú ý theo dõi nếu có tình trạng xuất huyết xảy ra thì phải đến cơ sở y tế chuyên sản khoa để được thăm khám và phát hiện kịp thời.
  • Người mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực để được điều trị và phục hồi tốt nhất. Hạn chế căng thẳng lo âu vì tâm lý của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Nhau bám thấp là gì? Nguyên nhân và điều trị nhau bám thấp 7
Chế độ dinh dưỡng đủ chất rất quan trọng trong thai kỳ

Phương pháp phòng ngừa nhau bám thấp hiệu quả

Nhau bám thấp có thể được chẩn đoán dựa trên việc kiểm tra siêu âm định kỳ và dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Người mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu cảnh giác để phát hiện và xử trí kịp thời, bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Nhau bám thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu âm đạo nặng trong giai đoạn sau của thai kỳ. Các báo cáo lâm sàng chỉ ra rằng cứ 3 phụ nữ mắc bệnh này thì có 2 người sẽ bị chảy máu không đau. Nếu chảy máu kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn có thể cần phải đi khám để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tập thể dục hoặc hoạt động tình dục. Ngoài ra, họ có thể hướng dẫn bạn ăn thực phẩm giàu chất sắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn có thể phải truyền máu và chăm sóc y tế cần thiết.
  • Chảy máu âm đạo bất thường trong suốt thai kỳ: Thường không đau và máu thường có màu đỏ tươi. Nếu bạn liên tục nhận thấy hiện tượng chảy máu thỉnh thoảng xảy ra, đây có thể là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy nhau thai của bạn đang ở vị trí thấp. Nếu nhẹ thì bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường.
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục là an toàn cho các bà mẹ mang thai sau 3 tháng đầu, trừ khi được bác sĩ chính khuyên nên hạn chế. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu sau mỗi lần quan hệ tình dục, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết, ví dụ như kiêng quan hệ tình dục tạm thời.

Ngoài ra, một trong những biện pháp phòng ngừa nhau bám thấp được khuyên nhiều nhất là nên thường xuyên nghỉ ngơi tại giường trong thời kỳ mang thai nếu được chẩn đoán mắc bệnh này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thỉnh thoảng vận động để tránh những biến chứng nặng hơn.

Nguồn tham khảo
  • Placenta Previa: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539818/
  • Placenta Previa: https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/complications-of-pregnancy/placenta-previa
  • Placenta Previa: https://www.webmd.com/baby/what-is-placenta-previa
  • Placenta previa: https://medlineplus.gov/ency/article/000900.htm
  • Placenta Previa: https://www.healthline.com/health/placenta-previa
Chủ đề:nhau thaiMang thai

Các bệnh liên quan

  1. Tắc vòi trứng

  2. Bế sản dịch

  3. Mụn cơm sinh dục

  4. Sa tử cung

  5. Tắc mạch ối

  6. Dây rốn bám màng

  7. Không có tinh trùng

  8. Vỡ tử cung

  9. Phì đại tuyến tiền liệt

  10. Viêm cổ tử cung