Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Lao kê

Lao kê: Căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Bệnh lao kê là một thể lao cấp tính nặng rất ít gặp, do vi khuẩn lao lây lan ra đường máu với số lượng lớn. Đây là một bệnh lao đường máu nên vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lao kê

Lao kê là gì?

Bệnh lao kê là một thể lao cấp tính nặng thường ít gặp, do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosislan tràn vào đường máu với số lượng lớn. Lao kê có thể là bệnh thứ phát hoặc là tiên phát, với dấu hiệu đặc trưng là khi quan sát khắp phổi xuất hiện những hạt nhỏ như kê với đường kính khoảng 1 - 3 mm.

Thông thường, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên những người có hệ thống miễn dịch suy giảm như HIV/AIDS, ung thư, suy dinh dưỡng, có thai,...đều có khả năng bị lao kê.

Triệu chứng lao kê

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao kê

Những triệu chứng của lao kê thường không đặc trưng như ho hoặc hạch bạch huyết sưng to, vì vậy người bệnh thường khó nhận biết được, việc này gây cản trở quá trình điều trị.

Những dấu hiệu mà bạn thường gặp khi bị lao kê là:

  • Sốt kéo dài vài tuần và thường nặng hơn vào buổi tối;
  • Người ớn lạnh;
  • Ho khan đôi khi bị ho ra máu;
  • Người mệt mỏi, yếu đuối;
  • Khó thở;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân không rõ lý do;
  • Đổ mồ hồi vào ban đêm;
  • Tổn thương ở ngoài da;
  • Những dấu hiệu của lao kê thông qua thăm khám:
  • Lách to (15%);
  • Gan to (40%);
  • Viêm tuyến tụy (<5%);
  • Tràn khí màng phổi ở một hay hai bên;
  • Rối loạn chức năng đa cơ quan cùng với suy thượng thận (nội tiết tố steroid không được tuyến thượng thận sản xuất đủ để điều hòa chức năng những cơ quan khác);
  • Tăng canxi huyết (16-51%);
  • Viêm màng não (10-30% người lớn và 20-40% trẻ em).
  • Dấu hiệu của bệnh lao kê ở trẻ em:
  • Đau đầu, người mệt mỏi;
  • Sụt cân;
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn;
  • Rối loạn hô hấp: Ho, khó thở, đầu chi tím tái,...
  • Sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi ở vùng trán và lưng;
  • Tổn thương màng não (80%): Cổ cứng, nôn, quay mặt về phía tối;
  • Khám phổi thấy có nhiều ran ẩm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao kê:

  • Lao kê thường gây ra một số hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị sớm:
  • Suy hô hấp và khó thở;
  • Tổn thương đa tạng;
  • Tổn thương màng não;
  • Tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân lao kê

Nguyên nhân dẫn đến lao kê

Nguyên nhân dẫn đến lao kê là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Đây là một trực khuẩn hiếu khí, chúng sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 420C và bị tiêu diệt ở 1000 C trong vòng 10 phút.

Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp rồi trú ngụ và gây tổn thương phổi. Sau đó, chúng sẽ di chuyển ra phổi đi vào các cơ quan khác thông qua các mạch máu và hạch bạch huyết để gieo rắc bệnh tật.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh lao kê

Bệnh lao kê có nguy hiểm không?

Lao kê là một dạng lao nặng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan qua đường máu và chiếm khoảng 2% số ca lao. Bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời.

Bệnh lao kê có triệu chứng gì đặc biệt không?

Bệnh lao kê có thể điều trị được không?

Chẩn đoán bệnh lao kê bằng phương pháp nào?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lao kê?

Hỏi đáp (0 bình luận)