Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. U xương sụn

U xương sụn là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa u xương sụn

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

U xương sụn là một khối u ở xương xuất phát từ mô xương và sụn. U xương sụn thường xuất hiện trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Đây là loại u xương phổ biến nhất và thường lành tính, tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, nó có thể trở thành ác tính.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung u xương sụn

U xương sụn là gì?

U xương sụn là sự quá phát của xương và sụn có thể gọi là một khối u xương phổ biến và không gây ung thư, phát triển trong thời thơ ấu hoặc ở tuổi vị thành niên. Đây là do sự phát triển quá mức của sụn và xương ở phần cuối của xương gần sụn tăng trưởng. U xương sụn thường xuất hiện ở gần đầu xương dài, nơi xảy ra sự phát triển xương của trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi hay gặp từ 10-20 tuổi bao gồm xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương chày, xương chậu hoặc xương bả vai, có thể có một hoặc nhiều khối. U xương sụn nhiều khối có tính chất di truyền và có thể dẫn đến ung thư sụn ác tính.

U xương sụn là một khối u lành tính thường gặp ở các xương đang phát triển. Khi trẻ lớn lên, u xương sụn cũng có thể phát triển lớn hơn và sẽ ngừng phát triển khi bộ xương của trẻ ngừng phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh u xương sụn là như nhau ở cả nam và nữ.

Triệu chứng u xương sụn

Những dấu hiệu và triệu chứng của u xương sụn

Đa số các trường hợp, u xương sụn thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào do đó bệnh có thể không được phát hiện cho tới khi người bệnh làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh vì lý do bệnh khác. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể sẽ xuất hiện nếu bạn mắc bệnh này:

  • Sờ thấy một khối u nhỏ, cứng, không di động trên xương của bạn.
  • Đau: Một số trường hợp khi có những cử động cụ thể, khối u sẽ cọ xát vào gân và gây ra cảm giác đau.
  • Tê hoặc ngứa ran: U xương sụn có thể nằm ở vị trí gần dây thần kinh ví dụ như sau đầu gối. Nếu khối u gây áp lực lên dây thần kinh có thể gây và ngứa ran vị trí này.
  • Các vấn đề về tuần hoàn nếu khối u xương sụn đè lên mạch máu gây hẹp lòng mạch.

Tác động của u xương sụn đối với sức khỏe

Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiều u xương sụn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển xương bình thường ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này có thể:

  • Có chiều cao thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
  • Biến dạng về hình thái như cong tay, chân.
  • Chiều dài của hai tay, chân không cân xứng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc nguy cơ nghi ngờ về u xương sụn ở trẻ em, hãy tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ các chuyên gia. Họ có thể đưa ra đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất cho trẻ.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh u xương sụn

Bệnh u xương sụn có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh u xương sụn:

  • Chèn ép các cấu trúc lân cận: U xương sụn có thể chèn ép các cấu trúc mạch máu thần kinh lân cận gây ra các bệnh lý thần kinh hay suy giãn tĩnh mạch.
  • Biến dạng xương: Sự tăng trưởng bất thường của xương, sụn gây ra sự phát triển không đồng đều giữa hai tay hoặc hai chân.
  • Biến đổi ác tính: Đây là biến chứng rất hiếm gặp (1%). Khối u vẫn phát triển sau khi bộ xương đã ngừng phát triển là một dấu hiệu của khối u biến đổi ác tính.
U xương sụn là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa u xương sụn 4
Sự tăng trưởng bất thường của xương, sụn gây ra sự phát triển không đồng đều giữa hai chân

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường u xương sụn không gây ra bất kỳ khó chịu hay triệu chứng nào khác nên chúng thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi khám vì một lý do khác. Tuy nhiên, nếu khối u xương sụn phát triển to ra và làm xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ là điều cần thiết. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định về việc cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc điều trị phù hợp nếu cần thiết.

Nguyên nhân u xương sụn

Nguyên nhân dẫn đến u xương sụn

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u xương sụn vẫn chưa được biết rõ. Nó không phải do chấn thương gây ra mà là sự bất thường trong quá trình phát triển của xương và cả nam và nữ đều có tỷ lệ như nhau mắc căn bệnh này. U xương sụn cũng có tính chất di truyền

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)