Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Abacavir
Loại thuốc
Thuốc kháng virus.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc Abacavir được chỉ định để:
Abacavir là một thuốc thuộc nhóm nucleosid có tác dụng như một chất ức chế enzym phiên mã ngược (NRTI), có tác dụng kháng chọn lọc retrovirus HIV-1 và HIV-2, kể cả các chủng HIV-1 kém nhạy cảm với zidovudin, lamivudin, zalcitabin, didanosin hoặc nevirapin.
Khi vào cơ thể, abacavir được phosphoryl hóa bởi adenosin phosphotransferase và chuyển đổi thành carbovir triphosphat, một chất chuyển hóa có hoạt tính nhờ các enzym có trong tế bào. Do vậy, sự chuyển hóa của abacavir xảy ra trong cả các tế bào bị nhiễm virus và tế bào lành. Chất chuyển hóa carbovir triphosphat có cấu trúc tương tự dGTP (deoxyguanosin-5’- triphosphat) nên đã cạnh tranh với dGTP - một cơ chất của enzym phiên mã ngược của virus, và được gắn vào DNA của virus.
Do cấu trúc của chất chuyển hóa thiếu nhóm 3’-OH nên không thể tạo liên kết 3’,5’-phosphodiester, làm mất khả năng kéo dài chuỗi DNA nên gây gián đoạn sự tăng trưởng của virus. Abacavir có phổ tác dụng chống virus hạn chế. In vitro, chất chuyển hóa có hoạt tính 5’-triphosphat có tác dụng trên các retrovirus của người và động vật, bao gồm HIV-1, HIV-2 và FIV (feline immunodeficiency virus).
Thuốc cũng có tác dụng với virus viêm gan B (HBV) và cytomegalovirus (CMV), nhưng không có tác dụng với các virus herpes simplex loại 1 và 2 (gây bệnh mụn rộp), virus varicella zoster (bệnh Zona) và virus cúm A.
In vitro thuốc có tác dụng hiệp đồng với nevirapin và zidovudin, tác dụng cộng khi kết hợp với didanosin, zalcitabin, lamivudin và stavudin. Nghiên cứu in vitro cho thấy abacavir nói chung không gây độc trên một số tế bào nuôi cấy (bạch cầu, tế bào gan) và không ảnh hưởng tới sự sao chép, sinh sản của tế bào.
Đã có thông báo xuất hiện các chủng virus HIV-1 giảm nhạy cảm với abacavir khi tăng nồng độ thuốc trong môi trường nuôi cấy in vitro. Bên cạnh đó, một số chủng HIV-1 kháng in vitro cũng đã tìm thấy khi điều trị với abacavir.
Cho đến nay, cơ chế kháng thuốc chưa được xác định rõ, nhưng đột biến gen của enzym phiên mã ngược của HIV được cho là nguyên nhân chính gây kháng thuốc. Đột biến đơn có thể gây giảm nhạy cảm với abacavir, đa đột biến gây kháng thuốc ở mức độ cao hơn. Một số chủng đột biến của HIV kháng thuốc abacavir bao gồm: K65R, L74V, Y115F, M184 V/I.
Thuốc hấp thu nhanh và tốt sau khi uống. Sinh khả dụng ở người lớn sau khi uống đạt khoảng 80%. Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa trung bình khoảng 1,5 giờ (với thuốc viên) và khoảng 1 giờ (với thuốc nước).
Khi dùng thuốc theo đường tĩnh mạch, thể tích phân bố vào khoảng 0,8lít/kg, cho thấy thuốc có thể vào các mô. Abacavir qua được nhau thai và qua được hàng rào máu não của bệnh nhân nhiễm HIV đạt nồng độ khoảng 0,13mcg/ml, bằng khoảng 30% nồng độ thuốc trong huyết tương.
Vào cơ thể, thuốc được chuyển hóa ở gan bởi các enzym alcohol-dehydrogenase và glucuronosyltransferase thành các chất chuyển hóa không có tác dụng trên virus. Các enzym cytochrom P450 gây chuyển hóa thuốc không đáng kể. Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 50% và không phụ thuộc vào nồng độ.
Khoảng 82% liều được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa, phần còn lại được thải trừ theo phân. Thời gian bán thải huyết tương khoảng 1,5 giờ, trong dịch não tủy khoảng 2,5 giờ.
Với các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ men gan
Do các enzym cytochrom P450 gây chuyển hóa abacavir không đáng kể, nên ít có tương tác với các thuốc chuyển hóa bởi hệ men này. Với alcohol (rượu): Không có tương tác lâm sàng giữa rượu và abacavir, nhưng rượu làm chậm thải trừ abacavir và do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Không thấy có phản ứng kiểu disulfiram.
Với các thuốc kháng virus
Tác dụng kháng virus HIV-1 in vitro, abacavir có tác dụng cộng hoặc hiệp đồng với các thuốc ức chế integrase và protease của HIV (như raltegravir, amprenavir, nelfinavir, tipranavir). Tác dụng cộng hoặc hiệp đồng với các thuốc ức chế phiên mã ngược không thuộc nhóm nucleosid (efavirenz, nevirapin) cũng như với các thuốc ức chế phiên mã ngược nucleosid và nucleotid (didanosin, emtricitabin, lamivudin, stavudin, tenofovir và zidovudin).
Với methadon
Khi dùng đồng thời, abacavir làm tăng tốc độ thanh thải của methadon nhưng dược động học của abacavir không bị ảnh hưởng. Theo dõi bệnh nhân, có thể điều chỉnh liều methadon ở một số bệnh nhân nếu cần.
Không dùng thuốc Abacavir trong các trường hợp:
Điều trị nhiễm HIV
Liều Abacavir thường dùng là 600mg, dùng một lần mỗi ngày, hoặc 300mg/lần, hai lần mỗi ngày.
Dự phòng sau khi phơi nhiễm (không phải do nghề nghiệp)
Dùng 600mg abacavir một lần mỗi ngày, hoặc 300mg abacavir/lần, hai lần mỗi ngày, kết hợp với ít nhất 2 thuốc kháng retrovirus khác.
Điều trị nhiễm HIV
Trẻ trên 3 tháng tuổi đến 12 tuổi: 8mg/kg/lần, 2 lần mỗi ngày cách nhau 12 giờ, tối đa là 600mg/ngày.
Trẻ cân nặng ≥ 14kg - 21kg: Có thể dùng dạng viên nén, mỗi lần uống 150mg (nửa viên 300mg), 2 lần/ngày.
Trẻ cân nặng > 21kg - dưới 30kg: Uống 150mg (nửa viên 300mg) vào buổi sáng và 300mg (1 viên) vào buổi tối.
Với trẻ cân nặng ≥ 30kg: Uống 300mg/lần, 2 lần mỗi ngày.
Trẻ > 16 tuổi có thể dùng liều như người lớn.
Suy thận
Không cần điều chỉnh liều abacavir ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên, abacavir không được khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối.
Suy gan
Không có khuyến cáo về liều nhất định có thể được đưa ra ở bệnh nhân suy gan nhẹ (điểm Child-Pugh 5 - 6). Ở bệnh nhân suy gan trung bình hoặc nặng, không có dữ liệu lâm sàng, do đó không khuyến cáo sử dụng abacavir trừ khi được đánh giá là cần thiết.
Nôn, buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ ít, phát ban, mề đay.
Sốt, đau khớp, phù, sưng hạch, giảm bạch cầu lympho, tăng triglycerid trong máu, viêm kết mạc, rối loạn phân bố mỡ (giảm mỡ ở tay, chân, mặt, tăng mỡ ở cổ, ngực, thân), chán ăn, loét miệng, đau bụng, viêm tụy, khó thở, đau họng, ho, hạ huyết áp, dị cảm.
Viêm tụy, nhiễm acid lactic huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường xảy ra ở người bị gan rất to, gan xơ hóa mỡ đã thấy thông báo với bệnh nhân dùng các thuốc nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược, các dấu hiệu sớm bao gồm rối loạn tiêu hóa thông thường (buồn nôn, nôn, đau bụng), cảm giác mệt xỉu, ăn không ngon, sụt cân, các dấu hiệu hô hấp (thở nhanh hoặc thở sâu), hoặc dấu hiệu thần kinh, kể cả liệt.
Phải rất thận trọng khi dùng abacavir, nhất là trong 6 tuần đầu, vì nguy cơ phản ứng quá mẫn (4%), đôi khi gây tử vong. Phát hiện phản ứng quá mẫn thường rất khó vì dễ lẫn với một bệnh toàn thân.
Phải ngừng ngay abacavir nếu có các triệu chứng quá mẫn và không bao giờ được dùng lại. Người bệnh phải được theo dõi cẩn thận trong 2 tháng đầu điều trị, vì phản ứng quá mẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Người bệnh bắt đầu điều trị lại sau khi ngừng thuốc cũng có nguy cơ, kể cả trước đó không có triệu chứng quá mẫn. Do đó, cần khuyên người bệnh phải uống thuốc đều, không được ngắt quãng.
Không được dùng abacavir cho người bị bệnh gan nặng và phải rất thận trọng đối với người có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan (phụ nữ béo phì, gan to, viêm gan mạn tính B, C và điều trị kết hợp thuốc kháng virus).
Phải ngừng thuốc ngay nếu chức năng gan thay đổi theo hướng xấu đi nhanh hoặc nếu gan to hoặc nhiễm toan chuyển hóa mà không rõ nguyên nhân. Thận trọng dùng abacavir ở người bị suy thận giai đoạn cuối.
An toàn và hiệu quả của abacavir dạng viên nén và dung dịch chưa được xác định trên trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng. Không nên dùng các dạng phối hợp 2 thuốc (abacavir và lamivudin) cho trẻ dưới 18 tuổi hoặc phối hợp 3 thuốc (abacavir, lamivudin và zidovudin) cho trẻ cân nặng dưới 40kg vì không thể điều chỉnh được liều cho từng trường hợp.
Không dùng cho phụ nữ mang thai. Trên chuột thí nghiệm, thuốc qua nhau thai và gây độc cho phôi và thai.
Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Thuốc và các chất chuyển hóa của thuốc có bài tiết qua sữa động vật thí nghiệm và rất có thể cũng có trong sữa mẹ. Người bệnh dùng abacavir không được cho con bú. Nói chung, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú vì có thể truyền HIV sang con qua sữa.
Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện.
Quá liều và độc tính
Chưa có thông báo về triệu chứng ngộ độc do quá liều.
Cách xử lý khi quá liều thuốc Abacavir
Không có thuốc giải độc đặc hiệu, nên điều trị chủ yếu theo triệu chứng, nếu có. Chưa biết thuốc có thể thải loại bằng thẩm tách màng bụng hay lọc máu không.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Abacavir
1) Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015.
2) https://www.medicines.org.uk/emc/product/10525
3) https://www.drugs.com/monograph/abacavir.html
Ngày cập nhật: 01/10/2021