Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ammonium chloride (Amoni clorua).
Loại thuốc
Thuốc bổ sung điện giải, thuốc long đờm.
Thành phần
Dung dịch uống:
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc Amoni clorua chỉ định trong các trường hợp sau:
Ion amoni (NH4+) trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng axit - bazơ. Thận sử dụng amoni (NH4+) thay cho natri (Na+) để kết hợp với các anion trong việc duy trì cân bằng axit - bazơ, đặc biệt là cơ chế cân bằng nội môi trong nhiễm toan chuyển hóa.
Khi xảy ra mất ion hydro (H+) và clorua huyết thanh (Cl-) giảm, natri được tạo ra để kết hợp với bicarbonat (HCO3-). Điều này tạo ra dư thừa natri bicacbonat (NaHCO3) dẫn đến tăng pH máu và tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Ammonium chloride làm tăng tính axit bằng cách tăng lượng nồng độ ion hydro (trong gan, ammonium chloride được chuyển thành urê và sự giải phóng các ion hydro, làm giảm độ pH) và clorua, giải phóng vào dịch ngoại bào.
Ammonium chloride có thể được sử dụng làm thuốc long đờm do tác dụng kích thích của nó trên niêm mạc phế quản. Tác động này gây ra việc bài tiết dịch đường hô hấp, tạo cơn ho tống đờm.
Thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch: Sinh khả dụng 100%.
Ở những người khỏe mạnh, sự hấp thu amoni clorua qua đường uống là hoàn toàn, trong vòng 3 - 6 giờ.
Không có thông tin.
Ion amoni được chuyển thành urê trong gan; ion clorua thay thế bicacbonat.
Bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Acyclovir có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Ammonium chloride, điều này có thể dẫn đến tăng nồng độ trong huyết thanh cao hơn.
Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Amantadine.
Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng kali máu có thể tăng lên khi Amiodaron được kết hợp với Ammonium chloride.
Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Amphetamine. Tác dụng này có thể do tăng cường bài tiết amphetamine trong nước tiểu
Amphotericin B có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Ammonium chloride, điều này có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn.
Ammonium chloride có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Chlorprpamide.
Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Mecamylamine.
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali có thể làm tăng tác dụng phụ / độc hại của Ammonium chloride. Cụ thể là nguy cơ nhiễm toan toàn thân.
Ammonium chloride có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Salicylat.
Thuốc Amoni clorua chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa
Truyền tĩnh mạch chậm để tránh kích ứng tại chỗ và tác dụng phụ. Tốc độ truyền không được vượt quá 5 mL / phút ở người lớn. Một số quy trình khuyến cáo nên truyền theo liều tính toán trong 12 đến 24 giờ.
Các phương trình sau đây cho các phương pháp hiệu chỉnh khác nhau, ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua trong cơ thể hoặc lượng dư thừa bicarbonate (HCO3-). Các phương trình này sẽ đưa ra các liều lượng khác nhau của ammonium chloride (NH4Cl).
Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua (giảm clo huyết):
Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính dựa trên sự dư bicacbonat (nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm clo máu kháng trị):
Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho: 10 ml mỗi 3 - 4 lần / ngày.
Phải được pha loãng trước khi dùng; truyền tĩnh mạch chậm để tránh kích ứng tại chỗ và tác dụng phụ. Truyền hơn 3 giờ; tốc độ truyền tối đa: 1 mEq / kg / giờ.
Các phương trình sau đây cho các phương pháp hiệu chỉnh khác nhau, ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua trong cơ thể, lượng dư thừa bicarbonate (HCO3-) hoặc lượng dư thừa base. Các phương trình này sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau của ammonium chloride (NH4Cl). Dùng từ 1/2 - 2/3 liều tính được, sau đó đánh giá lại.
Đường tiêm:
Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự thiếu hụt clorua (giảm clo huyết):
Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự dư bicacbonat (nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm clo máu kháng trị):
Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự dư base:
Đường uống (dạng đường tiêm được sử dụng để uống, dữ liệu còn hạn chế):
Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho ở trẻ em
Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa.
Bệnh nhân suy thận:
Bệnh nhân suy gan:
Bệnh nhân cao tuổi: Tham khảo liều người lớn.
Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho
Bệnh nhân cao tuổi: Tham khảo liều người lớn.
Khi sử dụng thuốc Amoni clorua, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Khi truyền nhanh: Hôn mê, lú lẫn, co giật.
Truyền thể tích lớn: Tăng thể tích máu.
Phản ứng tại chỗ tiêm: Thoát mạch, nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, đau, huyết khối.
Sốt, rối loạn nhịp tim.
Dạng uống: Nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật chưa được thực hiện. Người ta cũng không biết liệu ammonium chloride có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Ammonium chloride chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
Nguy cơ đối với trẻ bú mẹ chưa được loại trừ.
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Quá liều Ammonium chloride có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa ở mức độ nghiêm trọng, mất định hướng, lú lẫn và hôn mê.
Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc khác của Ammonium chloride bao gồm xanh xao, toát mồ hôi, thay đổi nhịp thở, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, nôn khan, khát, đau đầu, buồn ngủ, tăng thông khí, giật cơ, co giật và hôn mê.
Cách xử lý khi quá liều
Nếu nhiễm toan chuyển hóa xảy ra sau khi dùng quá liều, việc sử dụng dung dịch kiềm hóa như natri bicacbonat hoặc natri lactat sẽ giúp điều chỉnh tình trạng nhiễm toan.
Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Thuốc được chỉ định dùng bởi nhân viên y tế. Liên hệ với nhân viên y tế khi nghi ngờ quên liều.
Tên thuốc: Amoni clorua
1) Uptodate: https://www.uptodate.com/contents/ammonium-chloride-drug-information?search=amoni%20clorua&source=panel_search_result&selectedTitle=1~19&usage_type=panel&kp_tab=drug_general&display_rank=1#F134205
2) Micromedex: https://www.micromedexsolutions.com/micromedex2/librarian/CS/41C8E9/ND_PR/evidencexpert/ND_P/evidencexpert/DUPLICATIONSHIELDSYNC/1D5B17/ND_PG/evidencexpert/ND_B/evidencexpert/ND_AppProduct/evidencexpert/ND_T/evidencexpert/PFActionId/evidencexpert.DoIntegratedSearch?SearchTerm=Ammonium%20chloride&UserSearchTerm=Ammonium%20chloride&SearchFilter=filterNone&navitem=searchGlobal#
3) Dailymed: https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=267cdb81-8fe7-7312-e054-00144ff88e88
https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=4373dcb8-5b72-415a-8618-e9321732c059
https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=687eae27-d686-1a0f-e053-2a91aa0a124a
4) Drugbank online: https://go.drugbank.com/drugs/DB06767
5) Drugs.com: https://www.drugs.com/pro/ammonium-chloride.html
6) EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/6726
7) http://labeling.pfizer.com/ShowLabeling.aspx?id=4322
Ngày cập nhật: 29/7/2021