Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược chất/
  3. Amantadine

Amantadine - Thuốc kháng virus, trị bệnh cúm

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
Nội dung chính

Mô tả

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Amantadine

Loại thuốc

Thuốc kháng vi rút

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang 100 mg

Dung dịch uống 50 mg/5 mL

Siro 50 mg

Chỉ định

Thuốc Amantadine được dùng trong các trường hợp sau:

  • Dự phòng và điều trị các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút cúm A.
  • Điều trị triệu chứng hội chứng parkinson bao gồm các loại bệnh lý sau loạn não, vô căn, xơ cứng động mạch và để làm giảm các dấu hiệu parkinson và các triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide. Ít hiệu quả hơn levodopa.
  • Điều trị triệu chứng các tác dụng ngoại tháp do thuốc chống loạn thần gây ra.
  • Điều trị Herpes zoster cho bệnh nhân cao tuổi hoặc suy nhược.

Dược lực học

Amantadine là một loại thuốc kháng vi rút hoạt động như một tác nhân chống lại bệnh ung thư biểu mô, thuốc này thường được kết hợp với L-DOPA khi phản ứng L-DOPA suy giảm.

Cơ chế hoạt động của amantadine trong điều trị bệnh Parkinson và các phản ứng ngoại tháp do thuốc chưa được biết. Có thể có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào thần kinh dopamine, gây ra sự gia tăng giải phóng dopamine trong não động vật, và không có hoạt tính kháng cholinergic.

Cùng với sự kích thích phản ứng norepinephrine, Amantadine ức chế giai đoạn đầu trong quá trình nhân lên của virus bằng cách ngăn chặn bơm proton của protein M2 trong vi rút.

Động lực học

Hấp thu

Amantadine được hấp thu hấp thu tốt qua đường uống, chậm nhưng gần như hoàn toàn.

Phân bố

Amantadine tích tụ sau vài giờ trong dịch tiết mũi và đi qua hàng rào máu não. Liên kết với khoảng 67% protein huyết tương.

Chuyển hóa

Amantadine ít được chuyển hóa, chủ yếu là do N-acetyl hóa.

Thải trừ

Bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu bằng cách lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận; khoảng 5–15% bài tiết qua nước tiểu dưới dạng acetylamantadine. Thời gian bán thải khoảng 15 giờ (10 đến 31 giờ).

Tương tác thuốc

Tương tác Amantadine với các thuốc khác

Thuốc kháng cholinergic hoặc levodopa: Dùng đồng thời có thể làm tăng lú lẫn, ảo giác, ác mộng, dạ dày rối loạn đường ruột, hoặc các tác dụng phụ khác giống atropine.

Thuốc kháng histamine: Khả năng tăng hiệu ứng thần kinh trung ương.

Thuốc chống loạn thần: Có thể tăng nguy cơ mắc Hội chứng ác tính thần kinh.

Thuốc kích thích thần kinh trung ương: Khả năng tác dụng phụ kích thích thần kinh trung ương.

Co-trimoxazole: Tình trạng mê sảng nhiễm độc được báo cáo ở một người dùng đồng thời co-trimoxazole và amantadine.

Thuốc lợi tiểu phối hợp (hydrochlorothiazide + thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali): Có thể tăng nồng độ amantadine trong huyết tương.

Quinidine hoặc quinine: Giảm thanh thải amantadine ở thận.

Thioridazine: Run nặng hơn ở bệnh nhân lão khoa bị hội chứng parkinson.

Tương tác với thực phẩm

Sử dụng chung với rượu: Có khả năng tăng tác dụng thần kinh trung ương (chóng mặt, lú lẫn, choáng váng, hạ huyết áp thế đứng).

Chống chỉ định

Không dùng Amantadine cho người:

  • Quá mẫn với Amantadine hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.
  • Bệnh nhân bị co giật.
  • Tiền sử loét dạ dày.
  • Bệnh thận nặng.
  • Mang thai và cho con bú.

Liều lượng & cách dùng

Liều dùng thuốc Amantadine

Người lớn

Điều trị nhiễm vi rút cúm A theo mùa:

  • Người lớn < 65 tuổi: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng có thể được giảm xuống 100 mg mỗi ngày ở những người mắc bệnh trên thần kinh trung ương hoặc các độc tính khác với 200 mg mỗi ngày.
  • Bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 – 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng, và tiếp tục trong 24 – 48 giờ sau khi các triệu chứng biến mất.

Phòng chống nhiễm vi rút cúm A theo mùa:

  • Người lớn < 65 tuổi: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng có thể được giảm xuống 100 mg mỗi ngày ở những người mắc bệnh trên thần kinh trung ương hoặc các độc tính khác với 200 mg mỗi ngày.
  • Tiếp tục điều trị dự phòng ít nhất 10 ngày sau khi phơi nhiễm. Nếu được sử dụng hỗ trợ cho việc tiêm phòng cúm, hãy tiếp tục trong 2 - 4 tuần sau khi tiêm vắc xin để dự phòng cho đến khi kháng thể tạo ra đủ để bảo vệ.

Hội chứng Parkinson và các tác dụng ngoại tháp do thuốc chống loạn thần gây ra:

  • Uống 100 mg x 2 lần/ngày.

Bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc đang dùng các loại thuốc chống ung thư biểu mô tế bào khác:

  • 100 mg x 1 lần/ngày trong ≥ 1 tuần, sau đó tăng lên 100 mg x 2 lần/ngày nếu cần.
  • Liều dùng có thể được tăng lên đến 400 mg mỗi ngày chia làm nhiều lần ở bệnh nhân mắc hội chứng parkinson.
  • Có thể tăng liều lên 300 mg mỗi ngày chia làm nhiều lần ở những bệnh nhân có phản ứng ngoại tháp do thuốc.

Điều trị Herpes zoster:

  • 100mg x 2 lần/ ngày trong 14 ngày.
  • Điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán.
  • Nếu cơn đau sau herpes vẫn tiếp tục, điều trị có thể được tiếp tục trong 14 ngày nữa.

Trẻ em

Điều trị nhiễm vi rút cúm A theo mùa:

  • Trẻ em từ 1-9 tuổi: 4,4–8,8 mg/kg (lên đến 150 mg) mỗi ngày. Khuyến cáo 5 mg/kg (lên đến 150 mg) x 2 mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 9-12 tuổi: 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em ≥ 10 tuổi: Khuyến cáo 5 mg/kg x 2 lần/ngày ở những người nặng <40 kg hoặc 100 mg x 2 lần/ngày ở những người nặng ≥ 40 kg.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 – 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng, và tiếp tục trong 24 – 48 giờ sau khi các triệu chứng biến mất.

Phòng chống nhiễm vi rút cúm A theo mùa:

  • Trẻ em từ 1-9 tuổi: 4,4–8,8 mg/kg (lên đến 150 mg) mỗi ngày. AAP khuyến cáo 5 mg/kg (lên đến 150 mg) x 2 mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 9-12 tuổi: 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em ≥ 10 tuổi: AAP khuyến cáo 5 mg/kg x 2 lần/ngày ở những người nặng <40 kg hoặc 100 mg x 2 lần/ngày ở những người nặng ≥ 40 kg.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: 200 mg x 1 lần/ngày hoặc 100 mg x 2 lần/ngày. Ngoài ra, trẻ em nặng > 20 kg có thể nhận 100 mg mỗi ngày.
  • Tiếp tục điều trị dự phòng ít nhất 10 ngày sau khi phơi nhiễm. Nếu được sử dụng hỗ trợ cho việc tiêm phòng cúm, hãy tiếp tục trong 2 - 4 tuần sau khi tiêm vắc xin để dự phòng cho đến khi khi kháng thể tạo ra đủ để bảo vệ.

Đối tượng khác

Người lớn > 65 tuổi: 100 mg x 1 lần / ngày để điều trị hoặc dự phòng nhiễm vi rút cúm A. Có thể cần phải giảm liều lượng hơn nữa ở một số bệnh nhân.

Bệnh nhân suy thận:

CrCl 30 – 50 mL/phút: 200 mg vào ngày đầu tiên, sau đó 100 mg mỗi ngày.

CrCl 15 – 29 mL/phút: 200 mg vào ngày đầu tiên, sau đó 100 mg cách ngày.

CrCl < 15 mL/phút: 200 mg mỗi 7 ngày.

Chạy thận nhân tạo: 200 mg mỗi 7 ngày.

Cách dùng

Dùng đường uống.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Lo lắng, tâm trạng hưng phấn, chóng mặt, nhức đầu, hôn mê, ảo giác, ác mộng, mất điều hòa, rối loạn nhịp tim, mờ mắt, rối loạn chú ý, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, đau cơ, trạng thái nhầm lẫn, phù ngoại vi, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế đứng, khô miệng, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng tiết mồ hôi.

Ít gặp

Tiêu chảy, tổn thương giác mạc, lú lẫn, mất phương hướng, rối loạn tâm thần, run, rối loạn vận động, co giật, hội chứng ác tính an thần kinh, bí tiểu, tiểu không tự chủ.

Hiếm gặp

Giảm bạch cầu, tăng men gan (có thể hồi phục), suy tim, phát ban, phản ứng cảm quang.

Không xác định tần suất

Rối loạn kiểm soát xung, mê sảng, hưng phấn, hạ thân nhiệt.

Lưu ý

Lưu ý chung khi dùng Amantadine

Thận trọng khi sử dụng cho: Bệnh nhân có trạng thái nhầm lẫn hoặc ảo giác hoặc rối loạn tâm thần tiềm ẩn, bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc thận, bệnh nhân bị/hoặc có tiền sử rối loạn tim mạch.

Liều gây chết người được báo cáo thấp nhất là 1g. Đơn thuốc phải được viết với số lượng nhỏ nhất phù hợp và phải có phương pháp hướng dẫn, kiểm soát sử dụng thuốc của bệnh nhân tốt.

Bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc các rối loạn co giật khác nên được theo dõi chặt chẽ để biết khả năng tăng khởi phát co giật.

Thận trọng khi sử dụng và điều chỉnh liều lượng khi cần ở bệnh nhân suy tim sung huyết, phù ngoại vi, hoặc hạ huyết áp thế đứng.

Có thể gây giãn đồng tử; không sử dụng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng không được điều trị.

Các phản ứng dị ứng, bao gồm phản ứng phản vệ, phát ban, viêm da eczematoid, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa và diaphoresis, hiếm khi được báo cáo.

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm da eczema tái phát.

Không ngừng amantadine đột ngột ở bệnh nhân mắc hội chứng parkinson; một số bệnh nhân đã bùng phát parkinson sau khi ngừng thuốc đột ngột. Ngừng đột ngột cũng có thể dẫn đến mê sảng, kích động, ảo tưởng, ảo giác, phản ứng hoang tưởng, sững sờ, lo lắng, trầm cảm và nói lắp.

Hội chứng ác tính an thần kinh có thể xảy ra có liên quan đến việc giảm liều hoặc ngừng sử dụng amantadine. Quan sát kỹ bệnh nhân khi giảm liều hoặc ngừng thuốc. Thận trọng này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với thuốc chống loạn thần.

Cân nhắc giảm liều hoặc ngừng amantadine nếu bệnh nhân xuất hiện những bức xúc, thôi thúc dữ dội với một hành vi nào đó trong khi dùng thuốc.

Theo dõi các khối u ác tính thường xuyên khi sử dụng amantadine cho bất kỳ chỉ định nào.

Nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng có thể xuất hiện với các triệu chứng giống như cúm hoặc có thể cùng tồn tại hoặc xảy ra như các biến chứng của bệnh cúm. Không có bằng chứng cho thấy amantadine ngăn ngừa các biến chứng như vậy.

Không có hiệu quả để điều trị hoặc dự phòng các bệnh đường hô hấp do vi rút ngoài những bệnh do vi-rút cúm A nhạy cảm gây ra.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Các biến chứng liên quan đến amantadine trong thai kỳ đã được báo cáo. Amantadine được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai và ở phụ nữ có dự định sẽ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Amantadine được bài tiết qua sữa mẹ. Các tác dụng không mong muốn đã được báo cáo ở trẻ bú mẹ. Không nên dùng amantadine trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Bệnh nhân nên được cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe hoặc vận hành máy móc nếu họ gặp các tác dụng phụ như chóng mặt hoặc mờ mắt.

Quá liều

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Quá liều với amantadine có thể dẫn đến kết cục tử vong.

Thần kinh cơ: Rối loạn và các triệu chứng của rối loạn tâm thần cấp tính là nổi bật.

Hệ thần kinh trung ương: Tăng phản xạ, vận động không yên, co giật, dấu hiệu ngoại tháp, co thắt xoắn, loạn trương lực, giãn đồng tử, khó nuốt, lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng, ảo giác thị giác, rung giật cơ.

Hệ hô hấp: Giảm thông khí, phù phổi, suy hô hấp, kể cả hội chứng suy hô hấp ở người lớn.

Hệ tim mạch: Ngừng tim và đột tử do tim đã được báo cáo. Nhịp tim nhanh xoang, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp.

Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng.

Chức năng thận: Bí tiểu, rối loạn chức năng thận, bao gồm tăng BUN và giảm độ thanh thải creatinin.

Cách xử lý khi quá liềub thuốc Amantadine

Không có thuốc giải độc đặc. Gây nôn và/hoặc hút dịch dạ dày (và rửa nếu bệnh nhân còn tỉnh), có thể dùng than hoạt. Axit hóa nước tiểu hỗ trợ quá trình bài tiết.

Thẩm phân máu không loại bỏ được một lượng đáng kể amantadine.

Theo dõi huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ, hô hấp và nhiệt độ cơ thể, đồng thời điều trị chứng hạ huyết áp và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra nếu cần.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Nguồn tham khảo