Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Codeine (codein)
Loại thuốc
Thuốc giảm đau gây ngủ, thuốc trị ho.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 15 mg, 30 mg, 60 mg.
Ống tiêm: 15, 30, 60 mg/mlL; 600 mg, 1200 mg/20 mL.
Sirô: 25 mg/mL.
Thuốc nước: 3 mg, 15 mg/5 mL.
Dung dịch uống: Codeine phosphat 5 mg/5 mL.
Dịch treo: Codeine phosphate 5 mg/mL.
Người lớn:
Giảm đau từ nhẹ đến trung bình, thường phối hợp cùng các thuốc giảm đau không opioid như aspirin, ibuprofen, paracetamol.
Giảm triệu chứng ho khan làm mất ngủ.
Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp.
Trẻ em:
Chỉ giới hạn dùng để điều trị một thời gian ngắn (tối đa 3 ngày) với liều thấp nhất có hiệu quả, đau trung bình cấp tính ở trẻ em trên 12 tuổi khi không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác như paracetamol hoặc ibuprofen.
Codeine là một dẫn chất của phenanthren, có tên khác là methylmorphin, nhóm methyl thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin, do vậy codeine có tác dụng dược lý tương tự morphin, tức là có tác dụng giảm đau và giảm ho.
Codeine là chất chủ vận opioid tương đối chọn lọc đối với thụ thể mu-opioid nhưng có ái lực yếu hơn nhiều so với morphin. Đặc tính giảm đau của codeine có thể dự đoán từ khả năng chuyển hoá thành morpin của codeine mặc dù cơ chế chính xác chưa được xác định rõ.
Codeine còn có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não.
Codeine và muối của nó được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống, nồng độ đỉnh codeine phosphate trong máu đạt được sau 1 giờ.
Codeine qua được nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
Codeine bị chuyển hóa ở gan bởi khử methyl (tại vị trí O- và N-methyl trong phân tử) tạo thành morphin, norcodeine và những chất chuyển hóa khác như normorphin và hydrocodon. Sự chuyển hóa thành morphin gián tiếp chịu tác dụng của cytochrome P450 isoenzyme CYP2D6 và tác dụng này rất khác nhau do ảnh hưởng của cấu trúc gen.
Codeine và sản phẩm chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận và vào nước tiểu dưới dạng liên hợp với acid glucuronic. Thời gian bán thải của thuốc là 3 – 4 giờ sau khi uống hoặc tiêm bắp.
Tác dụng giảm đau của codeine tăng lên khi phối hợp với aspirin và paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidine.
Codeine làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế enzyme cytochrome P450.
Codeine thường làm tăng tác dụng của các thuốc chủ vận thuốc phiện khác, thuốc mê, thuốc trấn tĩnh, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase và các thuốc ức chế thần kinh khác.
Codeine làm tăng tác động hạ huyết áp, an thần, ức chế hô hấp của rượu.
Không được kết hợp codeine với các dung dịch chứa aminophylline, amoni chloride, natri amobarbital, natri pentobarbital, natri phenobarbital, natri methicillin, natri nitrofurantoin, natri clorothiazide, natri bicarbonate, natri iodid, natri thiopental, natri heparin.
Thuốc chống chỉ định với trường hợp:
Codeine phosphate thường dùng theo đường uống. Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả và ít lần nhất có thể để giảm sự lệ thuộc thuốc. Liều phải giảm đối với người suy nhược và người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ nhẹ cân.
Người lớn
Đau nhẹ và trung bình:
Đường uống, mỗi lần 30 mg cách nhau 4 giờ nếu cần thiết; liều thông thường dao động từ 15 – 60 mg, tối đa là 240 mg/ngày.
Ho khan:
Thường dùng dạng sirô.
Liều thường dùng 10 – 20 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, không vượt quá 120 mg/ngày.
Tiêu chảy cấp:
Điều trị triệu chứng ngắn ngày, 30 mg x 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ em
Đau nhẹ và vừa:
Trẻ em 12 – 18 tuổi, uống hoặc tiêm bắp, 30 – 60 mg cách nhau 6 giờ, nếu cần; tối đa 240 mg/ngày; tối đa 3 ngày.
Ho khan:
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10 – 20 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, không vượt quá 120 mg/ngày.
Đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi:
Nên sử dụng một cách thận trọng.
Bệnh nhân suy thận và suy gan:
Sử dụng thận trọng.
Đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ; buồn nôn, nôn, táo bón; bí tiểu, tiểu ít; mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.
Ngứa, mày đay; suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn; đau dạ dày, co thắt ống mật.
Phản ứng phản vệ; ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật; suy tuần hoàn; đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
Nghiện thuốc: Dùng codeine trong thời gian dài với liều từ 240 – 540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, thân thể và gây quen thuốc.
Hội chứng serotonin, suy tuyến thượng thận, thiếu hụt androgen.
Các chế phẩm chứa codeine trị ho phải dùng với liều nhỏ nhất và ngắn nhất để giảm thiểu sự kháng thuốc và nghiện thuốc. Phải giảm liều đối với người có nguy cơ xấu như trẻ nhỏ, người già hoặc người đang dùng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
Không nên dùng các chế phẩm chứa codeine trị ho bán tự do trên thị trường cho trẻ em dưới 18 tuổi vì ít hiệu quả và có nguy cơ gây nghiện (theo MHRA: Cơ quan điều chỉnh Thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ). Tuy vậy, codeine vẫn được cấp phép để làm dịu ho khan ở trẻ em trên 12 tuổi.
Cần thận trọng khi dùng codeine cho người bị hen suyễn hoặc khí phế thũng vì codeine có thể thúc đẩy suy hô hấp do tăng quánh các chất tiết ở phế quản và làm mất phản xạ ho.
Sự kháng thuốc và nghiện thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc kéo dài.
Codeine phải dùng thận trọng ở người suy nhược hoặc ở người mới mổ lồng ngực hoặc mổ bụng vì mất phản xạ ho có thể dẫn đến ứ đờm sau mổ.
Codeine phải dùng thận trọng cho người mẹ đang cho con bú khi người mẹ được biết hoặc nghi ngờ thuộc nhóm người có chuyển hoá codeine cực nhanh thành morphin (do tác dụng của cytochrome P450 isoenzyme CYP2D6) vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.
Các trường hợp suy tuyến thượng thận đã được ghi nhận sau khi sử dụng opioid thường xuyên hơn một tháng. Nếu nghi ngờ mắc phải, cần xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hội chứng cai thuốc có thể xảy ra khi ngừng dùng thuốc đột ngột hoặc giảm liều. Khi người bệnh không cần điều trị với codeine, giảm liều dần dần để giảm thiểu các triệu chứng cai thuốc.
Tránh uống rượu khi đang điều trị với codeine.
Sử dụng thuốc giảm đau opioid kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị.
Chỉ dùng khi thật cần thiết.
Codeine tạo cảm giác an thần, thay đổi thị lực (nhìn mờ) làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc. Nếu bị ảnh hưởng bởi các tác dụng này của thuốc, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Suy hô hấp (giảm nhịp thở, hô hấp Cheyne - Stokes, xanh tím). Lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn hoặc hôn mê, mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp. Trong trường hợp nặng: Ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong.
Phải hồi phục hô hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hô hấp hỗ trợ có kiểm soát. Chỉ định naloxone ngay bằng đường tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015