Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Metoclopramide
Chống nôn. Thuốc chẹn thụ thể dopamin. Thuốc kích thích nhu động dạ dày - ruột phần trên.
Cơ chế chính xác của tác dụng chống nôn chưa biết rõ. Metoclopramide trực tiếp ảnh hưởng đến vùng kích hoạt thụ thể hóa học (CTZ), bằng cách khóa các thụ thể dopamine, dẫn đến làm tăng ngưỡng CTZ và giảm độ nhạy của các dây thần kinh nội tạng dẫn truyền xung động từ đường tiêu hóa đến trung tâm nôn mửa; và tăng cường làm rỗng dạ dày (để giảm thiểu tình trạng ứ đọng trước khi nôn). Thuốc cũng có thể ức chế các thụ thể serotonin (5HT3) (ở liều tương đối cao).
Metoclopramide hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình đường uống khoảng 80% (30-100%). Chuyển hóa qua gan lần đầu làm giảm sinh khả dụng của thuốc còn khoảng 75%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1-2 giờ sau khi uống.
Khi tiêm bắp, thuốc bắt đầu tác dụng sau 10 đến 15 phút, khi tiêm tĩnh mạch sau 1-3 phút và khi uống, sau 30-60 phút. Thời gian tác dụng kéo dài khoảng 1 - 2 giờ sau khi sử dụng liều đơn.
Metoclopramide ít liên kết với protein huyết tương (13-30%), chủ yếu liên kết với albumin. Thuốc phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dễ dàng qua hàng rào máu - não và nhau thai. Thể tích phân bố biểu kiến trên người lớn khoảng 2,2-3,5 lít/kg và trên trẻ em là 1,92-4,4 lít/kg. Nồng độ thuốc ở trong sữa có thể cao hơn trong huyết tương.
Metoclopramide được chuyển hóa ở gan bởi enzym thông qua quá trình oxy hóa, liên hợp với acid glucuronic và acid sulfuric. Monodeethylmetoclopramide, một chất chuyển hóa oxy hóa chính, được hình thành chủ yếu bởi CYP2D6,
Metoclopramide được bài xuất theo 2 pha với thời gian bán thải pha cuối khoảng 4-6 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 85% lượng thuốc được đào thải sau 72 giờ, trong đó 20% thuốc được thải trừ ở dạng không đổi, số còn lại dưới dạng liên hợp với sulfat hoặc acid glucuronic là dạng chất chuyển hóa bất hoạt. Khoảng 5% được đào thải qua phân và mật.
Chống chỉ định phối hợp các thuốc dopaminergic bao gồm cả thuốc không chống Parkinson và levodopa với metoclopramide.
Thuốc kháng cholinergic, dẫn xuất morphin có đối kháng tương tranh về ảnh hưởng trên nhu động đường tiêu hóa.
Phối hợp metoclopramide với thuốc giảm đau trung ương (dẫn xuất morphin, thuốc chống lo âu, thuốc an thần kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm, barbiturat, clonidin và các thuốc liên quan) làm tăng ảnh hưởng trên tâm thần.
Metoclopramide có thể làm tăng tác dụng an thần kinh của thuốc an thần kinh và gây rối loạn ngoại tháp; tăng nguy cơ gặp hội chứng serotonin của thuốc hệ serotonergic; làm giảm sinh khả dụng của digoxin và tăng sinh khả dụng của cyclosporin.
Metoclopramide tiêm có thể làm kéo dài tác dụng chẹn thần kinh cơ của mivacurium và suxamethonium.
Các thuốc ức chế CYP2D6 mạnh, như fluoxetin và paroxetin làm tăng mức độ phơi nhiễm metoclopramide trên bệnh nhân.
Metoclopramide tiêm tương kỵ với cephalotin natri và các cephalosporin khác, cloramphenicol natri, calci gluconat, erythromycin lactobionat, furosemid, cisplatin, methotrexat, penicilin G kali và natri bicarbonate, fluorouracil, dexamethason, lorazepam, diphenhydramine.
Cách dùng:
Thuốc có thể dùng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu liều vượt quá 10 mg, metoclopramid tiêm phải pha loãng với 50 ml dung dịch tiêm phù hợp (dung dịch 0,9% natri clorid).
Đường tiêm:
Người lớn:
Thời gian điều trị:
Đường uống:
Đường trực tràng:
Tiêu chảy, buồn nôn.
Mệt mỏi và yếu cơ bất thường.
Gây ra trạng thái ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn, rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson và chứng đứng ngồi không yên, trầm cảm.
Suy nhược, tụt huyết áp.
Ngoại ban.
Táo bón, buồn nôn, khô miệng bất thường. Mất kinh, tăng prolactin huyết.
Rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, giảm khả năng nhận thức. Ảo giác.
Nhịp tim chậm. Cảm giác sưng vú, tăng mẫn cảm.
Phù nề loạn thần kinh mạch, phát ban, mề đay. Gây phù thanh quản.
Tăng tiết sữa
Mất bạch cầu hạt, mất bạch cầu trung tính. Có thể gây độc cho gan.
Hội chứng an thần kinh ác tính, co giật (đặc biệt trên bệnh nhân động kinh), lú lẫn.
Blốc nhĩ thất, chậm nhịp tim, ngừng tim trong thời gian ngắn sau khi tiêm, ngừng xoang, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ứ nước, tăng huyết áp hay mạch nhanh, sốc, ngất sau khi tiêm.
Chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, hội chứng Parkinson hay rối loạn vận động muộn và thường ở người cao tuổi điều trị kéo dài. Vú to ở đàn ông và có thể tăng nồng độ aldosteron trong máu.
Tiểu nhiều hoặc không tự chủ. Rối loạn tầm nhìn.
Co thắt phế quản.
Dị ứng, phản ứng phản vệ, methemoglobin huyết hay sulfhemoglobin huyết.
Metoclopramide qua được nhau thai và metoclopramide có thể an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi dùng thuốc vào cuối thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần theo dõi thận trọng trẻ sau khi sinh nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Metoclopramide bài tiết qua sữa mẹ nên trẻ bú mẹ có thể gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc. Do đó không khuyến cáo dùng metoclopramide trong thời kỳ cho con bú. Trên đối tượng phụ nữ cho con bú có sử dụng metoclopramide, cần cân nhắc ngừng thuốc
Metoclopramide có ảnh hưởng trung bình đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn vận động và rối loạn trương lực, có thể ảnh hưởng đến thị lực và cũng cản trở khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Triệu chứng: rối loạn ngoại tháp, lơ mơ, lú lẫn, tình trạng ngủ gà (nặng), ngừng tim, ngừng thở.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu xảy ra rối loạn ngoại tháp, sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng gồm benzodiazepin ở trẻ nhỏ và/hoặc các thuốc kháng cholinergic điều trị Parkinson ở người lớn. Nếu ngộ độc cấp và chưa mê, có thể rửa dạ dày. Nếu hôn mê, đặt nội khí có bóng chèn trước khi rửa dạ dày.
Uống thuốc càng sớm càng tốt, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.
Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015
https://www.medicines.org.uk/emc/product/6213/smpc
https://www.drugs.com/monograph/metoclopramide.html