Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm/
  4. Thuốc giảm đau hạ sốt
Thuốc Bivinadol 500mg BRV giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, hạ sốt (10 vỉ x 4 viên)
Thương hiệu: Brv

Thuốc Bivinadol 500mg BRV giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, hạ sốt (10 vỉ x 4 viên)

005030840 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc giảm đau hạ sốt

Dạng bào chế

Viên nén sủi bọt

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 4 Viên

Thành phần

Paracetamol

Nhà sản xuất

CÔNG TY TNHH BRV HEALTHCARE

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-22717-15

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Bivinadol là sản phẩm của BRV Healthcare có thành phần chính là Paracetamol. Đây là thuốc giúp giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau thần kinh, đau khớp và đau cơ; hạ sốt hiệu quả.

Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Sản phẩm liên quan

Thuốc sủi bọt Bivinadol 500mg BRV giảm đau, hạ sốt (4 vỉ x 4 viên)

Thuốc sủi bọt Bivinadol 500mg BRV giảm đau, hạ sốt (4 vỉ x 4 viên)

Cần tư vấn từ dược sỹ

Hộp 4 Vỉ x 4 Viên

Viên nén Panactol Extra Khapharco hạ sốt, giảm đau (10 vỉ x 10 viên)

Viên nén Panactol Extra Khapharco hạ sốt, giảm đau (10 vỉ x 10 viên)

Cần tư vấn từ dược sỹ

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thuốc Bivinadol 500mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Bivinadol 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Paracetamol

500mg

Công dụng của Thuốc Bivinadol 500mg

Chỉ định

Viên sủi Bivinadol chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các chứng đau cấp tính và mạn tính như: Đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau thần kinh, đau khớp và đau cơ.
  • Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan tới sốt.

Dược lực học

Chưa có dữ liệu.

Dược động học

Chưa có dữ liệu.

Cách dùng Thuốc Bivinadol 500mg

Cách dùng

Thuốc dạng viên sủi, hòa tan viên thuốc sủi bọt vào 1 ly nước. Dùng uống.

Công thức viên sủi bọt thường có tác dụng nhanh và khi hòa tan trong nước sẽ cho một dung dịch trong và mùi vị dễ uống.

Liều dùng

Liều khuyến cáo:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 viên, mỗi 4 – 6 giờ (đến tối đa 4 g/ngày).

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1/2 - 1 viên, mỗi 4 – 6 giờ tùy theo tuổi (tối đa 4 lần ngày khi cần).

Không dùng quá 10 ngày cho người lớn và 5 ngày cho trẻ em mà không có hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các triệu chứng quá liều Paracetamol bao gồm:

Tái nhợt, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tổn thương gan có thể biểu hiện rõ 12 - 48 giờ sau khi uống thuốc. Trong trường hợp ngộ độc tổn thương gan nặng, có thể tiến triển thành bệnh não, hôn mê và tử vong.

Xử trí:

Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl, N-acetylcystein. Nếu không có N – acetylcystein, có thể dùng Methionin.

Ngoài ra than hoạt hoặc thuốc xổ muối cũng có khả năng làm giảm hấp thụ Paracetamol.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường rất nhẹ: Đôi khi bị mẫn da, buồn nôn, nôn.

Khi lạm dụng dài ngày có thể gây độc tính trên thận.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Viên sủi Bivinadol chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với Paracetamol hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt Glucose-6-phosphatdehydrogenase.
  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hay có bệnh tim mạch, thận hoặc gan.

Thận trọng khi sử dụng

Thuốc nên được dùng thận trọng ở người suy chức năng gan và thận nặng.

Cần theo dõi chức năng thận khi sử dụng dài ngày hoặc bị suy thận.

Tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Thận trọng đối với các bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng hoặc hạn chế muối, cần cân nhắc đến lượng muối trong khẩu phần hàng ngày vì trong mỗi viên thuốc có chứa khoảng 0,24g muối natri.

Thận trọng đối với các bệnh nhân đái tháo đường, vì mỗi viên thuốc có chứa khoảng 0,1 g đường.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Các nghiên cứu trên người và động vật chưa xác định được nguy cơ gì của Paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển của phôi thai.

Nghiên cứu ở người mẹ dùng Paracetamol sau khi sanh cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn nào ở trẻ nhỏ bú mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng gì trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.

Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) có thể làm tăng tính độc gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thành các chất độc hại.

Dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol cũng có thể làm tăng nguy cơ độc hại gan.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)