Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm/
  4. Thuốc giảm đau hạ sốt
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Dhg

Thuốc Hapacol CS Day DHG điều trị sốt, sổ mũi, sung huyết mũi (10 vỉ x 10 viên)

0002179051 đánh giá0 bình luận
638đ / Viên

Chọn đơn vị tính

Hộp
Vỉ
Viên

Danh mục

Thuốc giảm đau hạ sốt

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần

Paracetamol, Phenylephrine

Chỉ định

Chống chỉ định

Phì đại tuyến tiền liệt, Bệnh mạch vành, Bệnh tim mạch, Hen phế quản, Thiếu máu, Glaucoma góc hẹp, Cường giáp

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-20568-14

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Hapacol CS Day 650/5 của Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG, thành phần chính là Paracetamol 650mg và phenylephrin HCl 5mg, là thuốc dùng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh.

Hapacol CS Day được bào chế ở dạng viên nén dài. Một hộp chứa 10 vỉ x 10 viên, mỗi viên chứa 650mg Paracetamol và 5mg Phenylephrin HCl.

Chọn số lượng
Sản phẩm đang được chú ý, có 13 người thêm vào giỏ hàng & 38 người đang xem

Thuốc Hapacol CS Day là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Hapacol CS Day

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Paracetamol

650mg

Phenylephrine

5mg

Công dụng của Thuốc Hapacol CS Day

Chỉ định

Thuốc Hapacol CS Day 650/5 dùng điều trị các triệu chứng sốt, sổ mũi, sung huyết mũi do cảm cúm, cảm lạnh.

Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu.

Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường.

Phenylephrin có tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha 1, tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha 1-adrenergic làm co mạch. Phenylephrin gây co mạch tại chỗ nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh.

Dược động học

Paracetamol

Sự hấp thu:

  • Paracetamol khi uống sẽ được hấp thu nhanh và hoàn toàn.
  • Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 10-60 phút sau khi uống (Xem Các đặc tính dược lý, Dược động học, Các nhóm bệnh nhân đặc biệt).

Phân bố:

  • Paracetamol được phân bố nhanh vào hầu hết các mô.
  • Ở người lớn, thể tích phân bố của paracetamol khoảng 1-2 lít/kg và ở trẻ em trong khoảng từ 0,7-1,0 lít/kg.
  • Paracetamol không gắn kết mạnh với protein huyết tương.

Chuyển hóa:

Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan theo hai con đường chính tại gan: Liên hợp với acid glucuronic và liên hợp với acid sulfuric; Liên hợp với acid sulfuric nhanh chóng bão hòa khi dùng liều cao hơn nhưng vẫn trong phạm vi liều điều trị.

Sự bão hòa của quá trinh glucoronid hóa chỉ xuất hiện khi dùng liều cao hơn, gây độc cho gan. Một phần nhỏ (dưới 4%) được chuyến hóa bởi cytochrom P450 tạo thành một chất trung gian có tính phản ứng cao (N-acetyl benzoquinoneimin), trong điều kiện sử dụng thông thường, chất trung gian này sẽ được giải độc bằng khử glutathion và được đào thải qua nước tiểu sau khi liên hợp với cystein và acid mercapturic.

Tuy nhiên, khi ngộ độc với liều cao paracetamol, lượng chất chuyển hóa có độc tính này tăng lên.

Thải trừ:

  • Các chất chuyển hóa của paracetamol chủ yếu được đào thải qua nước tiểu, ở người lớn, khoảng 90% liều dùng được bài tiết trong 24 giờ, chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid (khoảng 60%) và liên hợp sulfat (khoảng 30%). Dưới 5% được thải trừ ở dạng không đổi.
  • Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2 giờ.

Phenylephrin

Hấp thu: Phenylephrin hấp thu bất thường qua đường tiêu hóa do bị chuyển hóa ngay trên đường tiêu hóa.

Phân bố: Phenylephrin phân bố trong tuần hoàn có thể phân bố vào các mô chưa có dữ liệu có liên kết với protein hay phân bố vào sữa mẹ hay không

Chuyển hoá: Phenylephrin bị chuyển hóa ở gan và ruột nhờ enzym monoamine oxidase (MAO).

Thải trừ: Được bài tiết qua nước tiểu gần như hoàn toàn dưới dạng liên hợp với sulphate.

Cách dùng Thuốc Hapacol CS Day

Cách dùng

Thuốc Hapacol CS Day dạng viên nén dài dùng đường uống.

Liều dùng

Liều thường dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày.

Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc từ 4 - 6 giờ.

Không uống quá 6 viên/ ngày.

Làm gì khi dùng quá liều?

Paracetamol

Ngộ độc do quá liều paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất và có thể gây tử vong.

Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Xử trí: Súc rửa dạ dày; N - acetylcystein là thuốc giải độc hiệu quả nếu được bắt đầu trong vòng 10 - 12 giờ sau khi uống quá liều, vẫn đem lại lợi ích nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.

Phenylephrin

Liều gây độc do phenylephrin có thể lớn hơn liều gây độc do paracetamol.

Triệu chứng: Tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.

Xử trí: Tăng huyết áp có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc chẹn alpha – adrenergic như phetolamin 5-10mg tiêm tĩnh mạch, nếu cần, có thể lặp lại.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc Hapacol. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Hapacol CS Day 650/5, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Liên quan đến Paracetamol

Ít gặp:

  • Ban da.
  • Buồn nôn, nôn, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Hiếm gặp

  • Phản ứng quá mẫn.

Liên quan đến Phenylephrin

Phenylephrin có thể gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, bồn chồn, khó ngủ, tăng huyết áp, ảo giác, hoang tưởng, phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Hapacol CS Day chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Không dùng phenylephrin cho bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, tăng huyết áp nặng, block nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất, cường giáp nặng hoặc bị glaucom góc đóng.

Thận trọng khi sử dụng

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

  • Đối với người bị phenylketon niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam.
  • Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các chất ức chế thụ thể beta-adrenergic.
  • Đối với thuốc chứa paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Người thường xuyên lái xe hay vận hành máy móc có nên dùng thuốc?

Thận trọng khi dùng cho người đang lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nên dùng thuốc?

Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết, có cân nhắc về tác hại do thuốc gây ra.

Thời kỳ cho con bú

Phụ nữ cho con bú có nên dùng thuốc?

Phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú, vì chưa rõ thuốc có phân bố vào sữa mẹ không.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Với Paracetamol

  • Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

  • Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid làm tăng tính độc hại gan của paracetamol.

  • Uống rượu nhiều và dài ngày làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.

Với Phenylephrin

  • Thuốc ức chế MAO làm tăng tác dụng toàn thân của Phenylephrin.

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, guanethidin, atropin sulfat, alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm, digitalis làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.

  • Phản ứng tăng huyết áp đã được báo cáo khi phối hợp phenylephrin chung với các thuốc tim mạch.

Bảo quản

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Để xa tầm tay trẻ em.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm (0 đánh giá)

Trung bình

5

1
0
0
0
0

Lọc theo:

5 sao
4 sao
3 sao
2 sao
1 sao
  • QT

    Quang Trung

    5
    02/06/2023
    Trả lời
    • Trần Quang Ngọc DũngDược sĩ

      Chào bạn Quang Trung

      Dạ rất cảm ơn tình cảm của bạn dành cho nhà thuốc FPT Long châu. Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng. Thân mến!

      02/06/2023
      Trả lời

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • L

    Lương

    Xin giá hộp ạ
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào bạn Lương,

      Dạ sản phẩm có giá 63,800 ₫/hộp ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • C

    Cúc

    Bnh 1 hộp ạ
    5 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lê Quang ĐạoDược sĩ

      Chào bạn Cúc,
      Dạ sản phẩm có giá 63,800 ₫/ hộp
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      5 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • HA

    Hoàng Anh

    lẻ vỉ bảo nhiêu tiền ạ?
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoDược sĩ

      Chào bạn Hoàng Anh,
      Dạ sản phẩm có giá 63,800 ₫/ hộp
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • D

    dũng

    giá bao nhiêu ạ
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoDược sĩ

      Chào bạn Dũng,
      Dạ sản phẩm có giá 63,800 ₫/ hộp.
      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
      Thân mến!

      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • N

    Ngọc

    1 vỉ bao nhiêu vậy ạ? 1 ngày uống mấy viên
    14/06/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc LệDược sĩ

      Chào bạn Ngọc,
      Dạ, sản phẩm có giá : 6,380 ₫/ vỉ
      Liều thường dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày
      Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928, sẽ có dược sĩ của Nhà thuốc Long Châu hỗ trợ mình ạ.
      Thân mến!

      14/06/2023

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận