Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tiêu hóa & gan mật/
  4. Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Thuốc Helinzole 20mg SPM điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (3 vỉ x 8 viên)
Thuốc Helinzole 20mg SPM điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (3 vỉ x 8 viên)
Thuốc Helinzole 20mg SPM điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (3 vỉ x 8 viên)
Thương hiệu: S.P.M

Thuốc Helinzole 20mg SPM điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (3 vỉ x 8 viên)

000036740 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 3 Vỉ x 8 Viên

Thành phần

Omeprazol

Chỉ định

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

Spm

Số đăng ký

VD-21005-14

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Helinzole của Công ty cổ phần S.P.M, thành phần chính Omeprazole, là thuốc dùng để điều trị trào ngược dịch dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây nhiễm trùng dạ dày.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Helinzole 20mg SPM là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Helinzole 20mg SPM

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Omeprazol

20mg

Công dụng của Thuốc Helinzole 20mg SPM

Chỉ định

Thuốc Helinzole được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản do trào ngược, hội chứng tăng tiết Acid dịch vị (Zollinger-Ellison).

Dược lực học

Omeprazol thuộc nhóm các hợp chất chống tiết thế hệ mới, có tác dụng ngăn chặn tiết acid dạ dày bằng cách ức chế đặc hiệu hệ thống enzyme H+/K+ ATPase tại mặt tiết của tế bào thành dạ dày.

Omeprazol được mô tả như một chất ức chế bơm Acid dạ dày, phong tỏa giai đoạn cuối cùng của sự sản xuất Acid. Tác dụng này có liên quan đến liều dùng, dẫn đến ức chế cả sự tiết acid cơ bản lẫn sự tiết Acid kích thích bất kể do tác nhân kích thích nào.

Hoạt tính chống tiết: Sau khi uống thuốc, tác dụng chống tiết bắt đầu xuất hiện trong vòng 1 giờ, hiệu quả tối đa đạt được sau 2 giờ. Sự ức chế tiết còn khoảng 50% sau 24 giờ và thời gian ức chế kéo dài đến 72 giờ. Do đó tác dụng chống tiết tồn tại lâu hơn, dù thời gian bán hủy ngắn. Hiệu quả ức chế tiết Acid của Omeprazol gia tăng sau khi dùng liên tục liều duy nhất mỗi ngày, liều dùng thông thường đạt hiệu quả sau 6 ngày.

Dược động học

Hấp thu: Helinzole chứa Omeprazol được bào chế dưới dạng vi hạt tan trong ruột (vì Omeprazol bị phân hủy trong môi trường Acid). Thuốc được hấp thu nhanh, đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng từ 0,5 đến 3,5 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 30 - 40% ở liều 20 - 40mg chủ yếu do cơ chế chuyển hoá tiền hệ thống.

Phân bố: Omeprazol gắn nhiều với protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở các viền của dạ dày.

Chuyển hóa: Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng từ 0,5 đến 1 giờ. Chuyển hóa hoàn toàn tại gan. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính.

Đào thải: Phần lớn liều dùng (khoảng 80%) được đào thải qua nước tiểu, phần còn lại theo phân.

Cách dùng Thuốc Helinzole 20mg SPM

Cách dùng

Dùng uống trước bữa ăn sáng hoặc buổi tối, nuốt nguyên viên thuốc, không dừng uống đột ngột.

Liều dùng

Liều dùng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, và viêm thực quản do trào ngược

Uống lần 1 viên (20mg), ngày 1 lần.

Ở bệnh nhân viêm loét tá tràng

Uống liên tục trong thời gian 2 tuần. Nếu chưa khỏi hẳn, uống thêm 2 tuần nữa.

Ở bệnh nhân viêm loét dạ dày và viêm thực quản do trào ngược

Uống liên tục trong thời gian 4 tuần. Nếu chưa khỏi hẳn, uống thêm 4 tuần nữa. 

Ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản do trào ngược trầm trọng và đề kháng với những thuốc khác

Uống 2 viên 1 lần (40mg), ngày uống 1 lần. Uống liên tục trong 4 - 8 tuần.

Liều dùng cho những bệnh nhân có hội chứng tăng tiết Acid dịch vị (Zollinger - Ellison)

Liều khởi đầu 3 viên Omeprazol (60mg), uống 1 lần mỗi ngày.

Ở những bệnh nhân bệnh nhân trầm trọng và không đáp ứng đầy đủ với những thuốc khác

Uống liều duy trì 1 - 3 viên mỗi lần (20mg - 60mg). Ngày uống 1 - 2 lần. 

Ở những bệnh nhân điều trị hội chứng Zollinger-Ellison

Nếu dùng liều trên 80mg thì chia ra 2 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi quá liều?

Không dùng quá liều lượng được kê. Dùng thuốc nhiều hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn, thay vào đó chúng có thể gây ngộ độc hoặc những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bạn nghi vấn rằng bạn hoặc ai khác có thể đã sử dụng quá liều Helinzole vui lòng đến phòng cấp cứu tại bệnh viện hoặc viện chăm sóc gần nhất. Mang theo hộp, vỏ, hoặc nhãn hiệu thuốc với bạn để giúp các bác sĩ có thông tin cần thiết.

Liều uống một lần tới 160mg, liều tiêm tĩnh mạch một lần tới 80mg, liều tiêm tĩnh mạch một ngày tới 200mg và liều 520mg tiêm tĩnh mạch trong thời gian 3 ngày vẫn được dung nạp tốt.

Khi uống quá liều, phải điều trị theo triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu. 

Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc quá liều.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thuốc Helinzole gây ra những tác dụng phụ như sau:

Thường gặp, ADR > 1/100

Toàn thân: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi.

Da: Nổi mày đay, ngứa, phát ban không rõ ràng, phát ban đỏ, viêm da tróc vảy, nổi bóng nước.

Gan: Tăng tạm thời Transaminase.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ, rụng tóc, viêm miệng.

Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt, hạ natri máu.

Thần kinh: Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác, mất điều hòa.

 Nội tiết: Bất lực ở nam giới, to hai vú ở nữ giới.

 Tiêu hóa: Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng, nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Gan: Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, tăng men gan, nhiễm độc gan, bệnh não ở người suy gan.

 Mắt: Mù lòa, giảm thị lực, rối loạn thính giác, viêm mắt.

Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm phổi.

Cơ - Xương: Đau khớp, đau cơ, gút.

Niệu - dục: Viêm thận kẽ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR: Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng.

Thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Thận trọng khi dùng thuốc

Khi nghi ngờ loét dạ dày, muốn dùng Omeprazol, trước hết phải loại trừ khả năng bệnh ác tính vì điều trị có thể làm giảm triệu chứng và gây trở ngại cho chẩn đoán.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không nên dùng Omeprazol khi đang vận hành máy móc, tàu xe vì thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Tuy trên thực nghiệm không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai, nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Nếu cần thiết sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Thời kỳ cho con bú

Không nên dùng Omeprazol ở người cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này. Nếu cần thiết sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích của mẹ và nguy cơ của trẻ.

Các đối tượng đặc biệt (người già, trẻ em, dị ứng)

Chưa có báo cáo.

Tương tác thuốc

Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được sử dụng cùng thức ăn, rượu, Amoxcycilin, Bacampicillin, Cafein, Lidocain, Quinidin hay Theophylin.

Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay Metoclopramid.

Omeprazol có thể làm tăng nồng độ Ciclosporin trong máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.

Không có tương tác nào ghi nhận với Propranolol hoặc Theophylin.

Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ Enzyme trong Cytocrom P450 và có thể làm tăng nồng độ Diazepam, Phenytoin và Warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của Diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40mg/ngày Omeprazol ức chế chuyển hóa Phenytoin và làm tăng nồng độ của Phenytoin trong máu, nhưng liều Omeprazol 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều.

Omeprazol ức chế chuyển hóa Warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của Dicoumarol.

Omeprazol làm chuyển hóa Nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của Nifedipin.

Clarithromycin ức chế chuyển hóa Omeprazol và làm cho nồng độ Omeprazol tăng cao gấp đôi.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • C

    Chúc

    Giá hộp bn ạ
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Trần Hà Ái NhiQuản trị viên

      Chào bạn Chúc,

      Dạ sản phẩm có giá 27.000đ/ Hộp ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • M

    minh

    bao nhiêu 1h
    10 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc LệQuản trị viên

      Chào bạn Minh,
      Dạ sản phẩm có giá 27,600 ₫/ hộp ạ
      Dạ sẽ có dược sĩ liên hệ tư vấn theo SĐT bạn đã để lại ạ.
      Thân mến !
      10 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • TD

    Tùng Dương

    Giá bao nhiêu 1 hộp vậy
    24/02/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • UyenMHKQuản trị viên

      Chào bạn Tùng Dương,
      Dạ sản phẩm có giá 21.600đ/hộp ạ. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng. Thân mến!
      24/02/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • MA

    Minh anh

    Mình xin giá
    17/10/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • UyenMHKQuản trị viên

      Chào bạn Minh Anh,

      Dạ sản phẩm có giá 21.600đ/hộp ạ.  Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.

      Thân mến!

      17/10/2022

      Hữu ích

      Trả lời
  • CT

    C thậm

    xin giá thuốc
    09/07/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • Quynhdt32Quản trị viên

      Chào bạn Thậm
      Dạ sản phẩm có giá 21.600đ/ hộp. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ và tư vấn
      Thân mến!

      13/07/2022

      Hữu ích

      Trả lời