Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc hướng thần kinh & thuốc bổ thần kinh
Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)
Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)
Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)
Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)
Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)
Thương hiệu: Polpharma

Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% Polpharma điều trị suy giảm nhận thức (1 lọ x 60ml)

000106560 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc hướng thần kinh & thuốc bổ thần kinh

Dạng bào chế

Dung dịch

Quy cách

Hộp 1 Ống

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Suy gan, Suy thận, Bệnh Huntington, xuất huyết não

Xuất xứ thương hiệu

Ba Lan

Nhà sản xuất

NHÃN KHÁC

Số đăng ký

VN-15122-12

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Memotropil của Công ty Pharmaceutical Works Polpharma S.A, thành phần chính là piracetam. Thuốc có tác dụng điều trị suy giảm nhận thức liên quan tới hội chứng mất trí nhớ (ngoại trừ bệnh Alzheimer) và để điều trị chứng rung giật cơ có căn nguyên vỏ não.

Memotropil được bào chế dạng dung dịch tiêm truyền, trong suốt không mùi, đóng gói theo quy cách bao bì polyethylene có nhãn, chứa 60 ml dung dịch.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20% là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20%

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Piracetam

12

Công dụng của Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20%

Chỉ định

Memotropil chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị suy giảm nhận thức liên quan tới hội chứng mất trí nhớ (ngoại trừ bệnh Alzheimer) và để điều trị chứng rung giật cơ có căn nguyên vỏ não.

Dược lực học

Piracetam là dẫn xuất vòng của acid gamma amino butyric (GABA) là một thuốc hướng thần thuộc nhóm thuốc hưng trí. Piracetam bảo vệ và phục hồi chức năng nhận thức ở người và động vật với các chấn thương não khác nhau.

Cơ chế tác động chưa được thiết lập đầy đủ. Piracetam tác động lên nhiều dẫn truyền thần kinh trung ương. Nó làm tăng hoạt động hệ GABAergic, có thể phù hợp trong bệnh động kinh trong khi các tác dụng phòng ngừa căng thẳng được quy cho sự điều biến của các acid amin kích thích.

Ngoài ra, piracetam được phát hiện có tác dụng làm cho sự chuyển hóa phospholipid trong não trở lại bình thường và làm tăng tính lưu động của màng tế bào, đặc biệt ở người cao tuổi.

Dược động học

Phân bố

Piracetam không gắn kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố xấp xỉ 0,6 l/kg. Piracetam qua được hàng rào máu não.

Chuyển hóa

Piracetam không bị chuyển hóa trong cơ thể. 

Thải trừ

Thời gian bán thải của piracetam xấp xỉ 5 giờ. Piracetam bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.

Cách dùng Dung dịch tiêm truyền Memotropil 20%

Cách dùng

Thuốc dùng đường tiêm truyền. Thuốc nên dùng ở liều khuyến cáo và bằng cách tiêm truyền liên tục trên 24 giờ.

Lưu ý khi sử dụng:

Sau khi kiểm tra độ kín, độ rò rỉ, lọ thuốc phải được nối với bộ dụng cụ tiêm truyền kép.

Dung dịch còn lại sau khi tiêm truyền không được sử dụng lại.

Không sử dụng sản phẩm nếu thấy bất cứ sự thay đổi nào trong dung dịch.

Liều dùng

Điều trị suy giảm nhận thức:

Việc điều trị nên bắt đầu với 4,8 g/ngày trong tuần đầu điều trị và sau đó giảm còn 2,4 g/ngày.

Liều sử dụng hàng ngày được chia làm 2 hoặc 3 lần.

Liều nên được giảm 1,2 g mỗi ngày.

Điều trị chứng rung giật cơ có căn nguyên vỏ não:

Liều khởi đầu là 7,2 g/ngày.

Liều có thể tăng lên mỗi 3 đến 4 ngày theo từng 4,8 g/ngày nếu cần thiết, cho đến khi đạt được liều tối đa 20 g/ngày.

Liều sử dụng hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần. 

Khi điều trị kết hợp với các thuốc chống rung giật khác, các thuốc này cần được giữ nguyên liều khuyến cáo. Nếu có thể, tùy thuộc lợi ích lâm sàng, sau đó nên thử giảm liều của các thuốc chống rung giật khác.

Các triệu chứng đôi khi có thể xuất hiện ở những bệnh nhân rung giật cơ, do đó mỗi 6 tháng nên cố gắng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc. Với mục đích này, liều piracetam nên được giảm 1,2 g mỗi ngày để ngăn ngừa tái phát đột ngột.

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:

Vì piracetam được bài tiết ở thận nên cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đã biết suy giảm chức năng thận. Bảng dưới đây thể hiện sự giảm liều tùy theo độ thanh thải creatinin:

Độ thanh thải creatinine

Nồng độ creatinine huyết thanh

Liều dùng

40 – 60 ml/phút

1,25 – 1,7 mg/100 ml 

(112 – 153 µmol/l)

½ liều thông thường

20 – 40 ml/phút

1,7 – 3 mg/100 ml

(153 – 270 µmol/l)

¼ liều thông thường

Dưới 20 ml/phút

Trên 3 mg/100 ml

(270 µmol/l)

Chống chỉ định

Liều dùng cho người cao tuổi:

Cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi có suy giảm chức năng thận. 

Theo dõi định kỳ độ thanh thải creatinine và việc điều chỉnh liều có thể được yêu cầu ở các bệnh nhân già điều trị lâu dài với piracetam.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Độc tính của piracetam thấp. Các tác dụng không mong muốn có thể trầm trọng khi sử dụng liều cao. Thuốc có thể được tích lũy ở các bệnh nhân suy thận.

Điều trị:

Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân phải được điều trị với một lượng lớn dịch và phải kiểm soát lượng nước tiểu bài tiết. Thẩm tách máu có thể loại trừ piracetam khỏi cơ thể. Hiệu quả thẩm tách từ 50 – 60%.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Memotropil, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Hệ thần kinh: Tăng động.

  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cân.

  • Hệ tâm thần: Nóng nảy, bồn chồn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Hệ tâm thần: Ngủ gà, trầm cảm.

Không xác định tần suất

  • Thính giác và tai trong: Hoa mắt, chóng mặt.

  • Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau thượng vị.

  • Hệ miễn dịch: Phản vệ, quá mẫn.

  • Hệ thần kinh: Mất điều hòa, suy giảm thăng bằng, động kinh nặng hơn, đau đầu, mất ngủ, ngủ gà.

  • Hệ tâm thần: Lo âu, bối rối, lẫn lộn, ảo giác.

  • Da và mô mềm: Phù nề kinh mạch, viêm da, ngứa, mày đay. 

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Chống chỉ định

Thuốc Memotropil chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với piracetam, dẫn xuất pyrrolidone khác hoặc bất kỳ tá dược nào.

  • Suy thận giai đoạn cuối (Clcr < 20 ml/phút).

  • Chảy máu não.

  • Bệnh múa giật Huntington.

  • Bệnh nhân suy gan.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng ở bệnh nhân suy thận do piracetam được bài tiết chủ yếu qua thận dưới dạng thuốc không đổi.

Bệnh nhân ứ huyết bất thường, trải qua phẫu thuật lớn và các bệnh nhân xuất huyết nặng.

Bệnh nhân cao tuổi do thời gian bán thải dài hơn (liều piracetam phải được điều chỉnh ở các bệnh nhân này).

Không được ngừng sử dụng piracetam đột ngột ở bệnh nhân rung giật cơ do nguy cơ tăng các cơn rung giật.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai 

Không có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng piracetam ở phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú

Piracetam có bài tiết vào sữa mẹ. Do đó không sử dụng piracetam khi cho con bú hoặc ngưng cho con bú khi điều trị bằng piracetam.

Tương tác thuốc

Piracetam dường như không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các thuốc khác.

Piracetam ở liều hàng ngày 20 g, sử dụng trong 4 tuần không ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh hoặc nồng độ đáy của các thuốc trị động kinh (clonazepam, phenytoin, phenobarbitone, natri valproate) ở bệnh nhân động kinh đang điều trị ổn định với các thuốc này.

Sử dụng đồng thời với rượu không ảnh hưởng đến nồng độ piracetam huyết thanh.

Bảo quản

Nhiệt độ không quá 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)