Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ tiêu hóa & gan mật/
  4. Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét
Viên nhai UL- Fate Synmedic điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Viên nhai UL- Fate Synmedic điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Viên nhai UL- Fate Synmedic điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Viên nhai UL- Fate Synmedic điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Synmedic

Viên nhai UL- Fate Synmedic điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)

000217120 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét

Dạng bào chế

Viên nhai

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Chỉ định

Nhà sản xuất

Synmedic

Nước sản xuất

Ấn Độ

Xuất xứ thương hiệu

Ấn Độ

Số đăng ký

VN-20870-17

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Ul-Fate do Synmedic Laboratories - Ấn Độ sản xuất, thuốc có thành phần chính sucrafat.

Ul-Fate được dùng để điều trị ngắn ngày (tới 8 tuần) trong loét dạ dày và tá tràng tiến triển, viêm dạ dày cấp tính và triệu chứng dạ dày mạn tính, loét thực quản, điều trị duy trì cho những bệnh nhân loét tá tràng.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Viên nhai UL- Fate là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nhai UL- Fate

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Sucralfate

1g

Công dụng của Viên nhai UL- Fate

Chỉ định

Thuốc Ul-Fate được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị ngắn ngày (tới 8 tuần) trong loét dạ dày và tá tràng tiến triển. Mặc dù vết loét có thể lành trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai, nhưng việc điều trị với sucralfate vẫn phải tiếp tục trong 4 - 8 tuần, trừ khi được kiểm tra bằng x - quang hay nội soi cho thấy các vết loét đã lành.
  • Điều trị viêm dạ dày cấp tính và triệu chứng dạ dày mạn tính.
  • Loét thực quản.
  • Điều trị duy trì cho những bệnh nhân loét tá tràng.

Dược lực học

Sucralfate gắn lên vết loét thông qua một phức hợp với protein được tiết ra trên bề mặt vết loét, bảo vệ vét loét khỏi bị tấn công bởi acid, pepsin và các muối mật.

Vì khả năng trung hòa acid của sucralfat rất yếu, nên tác dụng chống loét không phải do trung hòa acid dạ dày.

Dược động học

Chỉ một lượng rất nhỏ sucralfate được hấp thu từ đường ruột và được bài xuất qua nước tiểu. Mặc dù cơ chế tác dụng của sucralfat trong việc hàn gắn vết loét của dạ dày tá tràng chưa biết rõ, nhưng đã được chứng minh là thuốc có tác dụng tại chỗ, không có tác dụng toàn thân.

Cách dùng Viên nhai UL- Fate

Cách dùng

Sucralfate cần phải nhai trước khi uống, tốt nhất là được uống vào lúc đói, 1 giờ trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, trừ khi có chỉ định khác của bác sỹ.

Sau mỗi lần uống thuốc phải uống nhiều nước.

Liều dùng

Loét dạ dày tá tràng tiến triển

Liều đề nghị cho người lớn là 1g x 4 lần mỗi ngày uống khi đói, thời gian điều trị ít nhất 4 tuần.

Các thuốc kháng acid có thể được chỉ định kèm, khi cần, để giảm đau nhưng phải uống trước Sucralfate ít nhất là 30 phút.

Mặc dù vết loét có thể lành trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai, nhưng việc điều trị với sucralfat vẫn phải tiếp tục trong 4 - 8 tuần, trừ khi được kiểm tra bằng x-quang hay nội soi cho thấy các vết loét đã lành.

Điều trị duy trì: Liều uống được đề nghị cho người lớn là 1g x 2 lần mỗi ngày, không dùng quá 6 tháng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Sucralfate ít được hấp thu từ đường tiêu hóa, nên rất ít những tai biến có liên quan đến quá liều cấp tính. Trong một số ít báo cáo về quá liều sucralfate, hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, một số ít có các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Ul-Fate, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Tác dụng không mong muốn của sucralfate trong các phép thử lâm sàng thường ít và rất hiếm khi phải ngừng thuốc. Táo bón là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất (2% trong số bệnh nhân). Những tác dụng không mong muốn khác xảy ra < 0,5% số bệnh nhân, gồm:

Đường tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, khô mồm.

Ngoài da: Ngứa, nổi mẩn.

Hệ thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ, choáng váng.

Tác dụng không mong muốn khác: Đau lưng, đau đầu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Ul-Fate chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với sucralfate hoặc bất cứ thành phần nào của viên thuốc.

  • Không dùng sucralfat trong thời gian đang điều trị với các tetracyclin để tránh tạo thành muối phức hợp không có hoạt tính của kháng sinh.

  • Những người suy thận nặng, những người hạ phospho trong máu vì có thể bị ngộ độc nhôm.

Thận trọng khi sử dụng

Tránh sử dụng lâu dài.

Phải thận trọng khi dùng cho những người bị suy thận.

Phải loại trừ bệnh dạ dày ác tính vì điều trị triệu chứng bằng sucralfat không đáp ứng với bệnh dạ dày ác tính.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do tác dụng phụ của thuốc là chóng mặt, buồn ngủ, choáng váng, đau đầu nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.

Thời kỳ mang thai 

Sử dụng cho phụ nữ có thai: Phải thận trọng và dùng chỉ khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Các bà mẹ đang cho con bú: Phải thận trọng khi dùng sucralfate cho các bà mẹ đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Một số nghiên cứu trên những người khỏe mạnh tình nguyện, cho thấy: Khi sử dụng đồng thời sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu (sinh khả dụng) của một số thuốc sau: Cimetidin, digoxin, các kháng sinh fluoroquinolon, ketoconazol, I-thyroxin, phenytoin, quinidin, ranitidin, tetracyclin và theophyllin. Phải uống các thuốc này cách sucrafat ít nhất 2 giờ.

Bảo quản

Giữ ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)