Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh, kháng nấm/
  4. Thuốc kháng sinh
Thuốc Zebacef 125mg/5ml Bilim Ilac điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa (100ml)
Thương hiệu: Bilim Ilac

Thuốc Zebacef 125mg/5ml Bilim Ilac điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa (100ml)

000305010 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng sinh

Dạng bào chế

Bột pha hỗn dịch uống

Quy cách

Hộp 1 Lọ x 100ml

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Dị ứng thuốc

Nhà sản xuất

Bilim

Nước sản xuất

Thổ Nhĩ Kỳ

Xuất xứ thương hiệu

Thổ Nhĩ Kỳ

Số đăng ký

VN-19835-16

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Zebacef là sản phẩm của Pharmavision San Ve Tic A.s có chứa Cefdinir ở dạng bột pha hỗn dịch uống, được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa, gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Zebacef 125mg/5ml là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Zebacef 125mg/5ml

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Cefdinir

125mg

Công dụng của Thuốc Zebacef 125mg/5ml

Chỉ định

Thuốc Zebacef được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Đợt cấp của viêm phế quản mãn cũng do các tác nhân Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Viêm xoang cấp tính do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin).
  • Viêm hầu họng/viêm amydal do Streptococcus pyogenes.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta-lactamase) và Streptococcus pyogenes.
  • Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta-lactamase), Streptococcus pneumoniae.

Dược lực học

Cơ chế tác dụng của cefdinir là ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Nó có ái lực cao với những protein kết hợp penicillin (PBP) 1 (1a, 1bs), 2 và 3, với những điểm tác dụng thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.

Dược động học

Phân bố

Rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ.

Chuyển hoá và thải trừ

Thuốc chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.

Cách dùng Thuốc Zebacef 125mg/5ml

Cách dùng

Zebacef dùng đường uống.

Liều dùng

Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi

Tổng liều hằng ngày cho tất cả các nhiễm khuẩn là 14mg/ kg, tối đa lên đến 600mg mỗi ngày.

Liều hàng ngày sử dụng một lần trong 10 ngày có hiệu quả như liều được chia thành 2 lần/ngày. Việc dùng thuốc 1 lần/ngày chưa được nghiên cứu ở nhiễm khuẩn da, do đó hỗn dịch uống Zebacef phải được dùng 2 lần/ngày trong trường hợp nhiễm khuẩn này.

Đợt cấp tính của viêm tai giữa

7mg/ kg trong mỗi 12 giờ x 5 - 10 ngày hoặc 14mg/kg liều duy nhất trong ngày x 10 ngày.

Đợt cấp tính của viêm xoang hàm trên

7mg/kg trong mỗi 12 giờ x 10 ngày hoặc 14mg/kg liều duy nhất trong ngày x 10 ngày.

Viêm họng/ viêm amidan

7mg/kg trong mỗi 12 giờ x 5 - 10 ngày hoặc 14mg/ kg liều duy nhất trong ngày x 10 ngày.

Nhiễm trùng da không biến chứng

7mg/kg trong mỗi 12 giờ x 10 ngày.

Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi

300mg x 2 lần/ngày hay 600mg x 1 lần/ngày. Tổng liều là 600mg cho các loại nhiễm trùng.

Liều dùng Zebacef cho trẻ theo cân nặng

Trẻ 9kg: Uống 2,5ml/lần ngày 2 lần cách nhau 12 giờ hoặc 5ml liều duy nhất trong ngày.

Trẻ 18kg: Uống 5ml/lần ngày 2 lần cách nhau 12 giờ hoặc 10ml liều duy nhất trong ngày.

Trẻ 27kg: Uống 7,5ml/lần ngày 2 lần cách nhau 12 giờ hoặc 15ml liều duy nhất trong ngày.

Trẻ 36kg: Uống 10ml/lần ngày 2 lần cách nhau 12 giờ hoặc 20ml liều duy nhất trong ngày.

Trẻ > 43kg: 12ml/lần ngày 2 lần cách nhau 12 giờ hoặc 24ml liều duy nhất trong ngày.

Điều chỉnh liều lượng khuyến cáo ở những bệnh nhân suy thận nặng (ClCr < 30 ml/phút)

Người lớn: 300mg mỗi ngày một lần nếu ClCr < 30ml/phút.

Trẻ em: 7mg/kg (tối đa 300mg) mỗi ngày một lần nếu ClCr < 30ml/phút.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài: Liều khuyến nghị ban đầu là 300mg mỗi 48 giờ ở người lớn và 7 mg/kg (tối đa 300mg) mỗi 48 giờ ở trẻ em. Liều bổ sung (300mg ở người lớn hoặc 7mg/kg ở trẻ em) ở cuối mỗi khoảng thời gian chạy thận.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều các kháng sinh nhóm beta– lactam đã được biết như: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật,…

Lọc máu có hiệu quả trong trường hợp quá liều cefdinir, đặc biệt trong trường hợp có suy chức năng thận.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Zebacef bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Các tác dụng phụ do cefdinir thường nhẹ bao gồm:

  • Hiếm khi: Tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, đau bụng, nổi mẩn, viêm âm đạo.
  • Rất hiếm: Khó tiêu, đầy hơi, nôn mửa, biếng ăn, táo bón, , suy nhược, chóng mặt, mất ngủ, ngứa ngáy, ngủ gà.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Zebacef chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Mẫn cảm với penicillin.

Thận trọng khi sử dụng

Cũng như các kháng sinh phổ rộng khác, việc điều trị lâu ngày với cefdinir có thể gây phát sinh các vi khuẩn đề kháng thuốc, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, nếu có hiện tượng tái nhiễm trong lúc điều trị cần phải đổi sang kháng sinh khác thích hợp.

Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.

Người có nguy cơ dị ứng và phản ứng phản vệ.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không thấy có báo cáo về tác động ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc trong các tài liệu tham khảo được.

Thời kỳ mang thai

Chưa có nghiên cứu cụ thể trên phụ nữ mang thai, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có nghiên cứu cụ thể trên phụ nữ cho con bú, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

Tương tác thuốc

Các thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa nhôm hay magnesium và chế phẩm có chứa sắt làm giảm hấp thu cefdinir. Nên dùng các thuốc này 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống Cefdinir.

Probenecid: Giống các kháng sinh β-lactam khác, dùng đồng thời với probenecid dẫn đến sự ức chế bài tiết Cefdinir qua thận.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30oC.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh NhậtĐã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • EM

    Em Mai

    xin giá hộp thuoc nay a
    12 ngày trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lữ Thị Anh ThưDược sĩ

      Chào bạn Mai,

      Dạ sản phẩm có giá 270,000 đồng/ Hộp ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      12 ngày trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CD

    chị Dung

    cho mình xin giá
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Thuỳ LinhDược sĩ

      Chào chị Dung,

      Dạ sản phẩm có giá 240,000đ/ hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời