Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không?

Ngày 17/07/2024
Kích thước chữ

Vì một số lý do, có những người vô tình tiếp xúc với HIV và họ luôn muốn có kết quả xét nghiệm sớm nhất để biết mình có nhiễm bệnh hay không. Liệu 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không?

HIV - căn bệnh thế kỷ vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Sau một "tai nạn" không mong muốn, nhiều người bất ngờ phơi nhiễm HIV nên lo lắng tìm đến các xét nghiệm HIV với hy vọng có được câu trả lời sớm nhất. Tuy nhiên, liệu 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp điều khiến không ít người trăn trở này nhé!

Giai đoạn cửa sổ và các loại xét nghiệm HIV

Sau khi chúng ta tiếp xúc với virus HIV, cơ thể sẽ không phản ứng ngay lập tức. Có một khoảng lặng được gọi là "giai đoạn cửa sổ" là khoảng thời gian mà virus HIV âm thầm nhân lên. Chúng chưa để lại dấu vết đủ để bị phát hiện qua các xét nghiệm. Giai đoạn cửa sổ này thường kéo dài từ 2 đến 12 tuần.

Thời gian cửa sổ không phải là một con số cố định áp dụng cho tất cả những người bị phơi nhiễm. Thời gian cửa sổ dài hay ngắn phụ thuộc vào con đường lây nhiễm, nồng độ virus tiếp xúc. Nếu nồng độ virus xâm nhập trực tiếp vào máu lớn, giai đoạn cửa sổ có thể ngắn hơn.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian cửa sổ là đáp ứng miễn dịch của mỗi người. Có cơ địa tạo kháng thể nhanh chóng nhưng cũng có cơ địa tạo kháng thể chậm hơn. Ở những người cơ thể tạo kháng thể chậm, dấu vết của virus HIV sẽ càng khó được phát hiện trong tháng đầu tiên.

Giải đáp thắc mắc: 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không 1
1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các loại xét nghiệm HIV phổ biến

Một số loại xét nghiệm được dùng để phát hiện các dấu vết của virus HIV như:

  • Xét nghiệm kháng thể: Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp phát hiện các kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại virus HIV. Tuy nhiên, phải mất một thời gian để kháng thể đạt nồng độ có thể phát hiện qua xét nghiệm, thường là sau 3 tháng tiếp xúc với virus.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể kết hợp: Phương pháp này có thể phát hiện dấu vết của virus HIV sớm hơn, thường từ 2 - 6 tuần sau khi phơi nhiễm. Xét nghiệm này ngoài phát hiện kháng thể còn có thể tìm kiếm cả kháng nguyên p24 - một loại protein của HIV. Chính điều này giúp tăng khả năng phát hiện virus HIV trong giai đoạn cửa sổ.
  • Xét nghiệm axit nucleic (NAT): Đây là phương pháp xét nghiệm có khả năng phát hiện virus HIV “nhạy” nhất. Xét nghiệm này có thể phát hiện trực tiếp sự hiện diện của virus HIV trong máu chỉ sau 10 - 33 ngày phơi nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi vì chi phí đắt đỏ.
Giải đáp thắc mắc: 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không 2
Bác sĩ sẽ tư vấn loại xét nghiệm phù hợp với từng trường hợp

1 tháng xét nghiệm hiv có chính xác không?

Một tháng sau khi tiếp xúc với virus HIV, bất cứ ai cũng đều nóng lòng muốn biết liệu mình có nhiễm virus hay không. Vậy 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không? Theo các chuyên gia, sau 1 tháng phơi nhiễm, việc xét nghiệm HIV có thể chưa cho kết quả chính xác. 

Nếu kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm cũng không nên vội mừng. Có thể là kháng thể HIV chưa được phát hiện. Trong 12 tuần của giai đoạn cửa sổ, có thể nồng độ kháng thể HIV chưa đủ để phát hiện qua các xét nghiệm. Dù xét nghiệm NAT được cho là có khả năng phát hiện HIV sớm hơn cũng không thể đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối trong giai đoạn này.

Vì vậy, sau 1 tháng phơi nhiễm, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nguy cơ dựa trên tình huống cụ thể, sau đó tư vấn loại xét nghiệm phù hợp. Sau khi xét nghiệm lần đầu, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám sau 3 tháng để có kết quả chính xác nhất. Sau phơi nhiễm 3 tháng được coi là “thời điểm vàng” để xác xét nghiệm HIV đạt độ chính xác cao nhất.

Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 tháng bạn có thể tham khảo

Dấu hiệu nhiễm HIV sau 2 - 4 tuần có thể giúp bạn tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Trong khoảng 2 - 4 tuần sau khi phơi nhiễm HIV, một số người có thể xuất hiện các triệu chứng giống như cúm, được gọi là hội chứng nhiễm trùng cấp tính HIV (ARS). Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua ARS và các triệu chứng này có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác.

Giải đáp thắc mắc: 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không 3
Triệu chứng nhiễm HIV trong tháng đầu có thể không giống nhau ở mỗi người

Một số triệu chứng điển hình mà bạn có thể tham khảo như:

  • Sốt từ nhẹ đến vừa, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
  • Đau đầu có thể kéo dài và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
  • Cảm giác đau rát họng, khó nuốt.
  • Đau nhức cơ và khớp, có thể giống như cảm giác bị cúm.
  • Phát ban có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là các nốt đỏ hoặc hồng.
  • Các hạch bạch huyết ở cổ, nách và bẹn có thể sưng lên.
  • Các triệu chứng tiêu hóa này cũng có thể xuất hiện.
  • Xuất hiện các vết loét nhỏ, đau trong miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không phải ai nhiễm HIV cũng có các triệu chứng này. Các triệu chứng này thường nhẹ và có thể tự khỏi sau vài tuần. Hiện nay, chưa có vắc xin HIV phòng ngừa hoàn toàn việc nhiễm virus HIV. Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình đã phơi nhiễm HIV, hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). PEP là một liệu trình thuốc kháng virus được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm, có khả năng ngăn chặn virus HIV nhân lên và phát triển thành bệnh.

Giải đáp thắc mắc: 1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không 4
Nên thực hiện xét nghiệm HIV theo tư vấn của bác sĩ để có kết quả chính xác

1 tháng xét nghiệm HIV có chính xác không? Câu trả lời là không có kết quả chính xác vào thời điểm này. Tốt nhất, bạn nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế để thực hiện xét nghiệm phù hợp theo chỉ dẫn của họ. Để không rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng, tốt nhất mỗi người trong chúng ta nên áp dụng các biện pháp để chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh HIV như: Quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm,…

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin