Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các loại thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu nhược sắc rất phổ biến trong cuộc sống. Bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của cả gia đình.
Theo như thống kê của một tạp chí sức khỏe đã cho thấy rằng, có đến 20-25% bé gái trong độ tuổi dậy thì gặp phải chứng thiếu máu nhược sắc. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể chất của bé. Chính vì vậy, cần phải bổ sung những loại thực phẩm bổ sung máu kịp thời cho trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì mà bạn có thể tham khảo!
Thiếu máu là một trong những dạng bệnh phổ biến rất dễ gặp, nhất là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bệnh thiếu máu thường được phân loại dựa vào số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (hemoglobin). Hiện nay, bệnh thiếu máu được chia thành 3 dạng phổ biến bao gồm: Thiếu máu đẳng sắc, thiếu máu ưu sắc và thiếu máu nhược sắc.
Thiếu máu nhược sắc là một trong những dạng bệnh phổ biến ở tuổi dậy thì
Trong đó, bệnh thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia) là một trong những dạng bệnh thiếu máu với các chỉ số sinh học được đánh giá cụ thể:
– Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC): < 280g/l
– Lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCH): < 27pg (picogram)
– Thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV): < 60fl (femtoliter)
Bệnh thiếu máu nhược sắc này thường phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là những bé gái đang trong độ tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng này.
Theo thông tin từ tạp chí Thethirty, chất sắt có trong thịt động vật và chất sắt có trong các loại thực vật chính là hai loại chất sắt tốt cho người bị thiếu máu nhược sắc. Trong đó, các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh...là những nguồn thực vật có chứa hàm lượng chất sắt dồi dào giúp cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Tuy nhiên, theo như khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, khi nấu cải bó xôi nên cho thêm vào một ít nước cốt chanh để tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt vào cơ thể khi ăn.
Các loại hạt và quả hạch là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều chất béo lành mạnh, protein, chất sắt và một số loại dưỡng chất khác. Vì vậy việc tăng cường ăn những loại hạt như hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, quả hồ trăn...có thể giúp hạn chế tình trạng thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì.
Các loại hạt và quả hạch là thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu nhược sắc
Thịt nạc của những con bò ăn cỏ tự nhiên được xem là nguồn thực phẩm giàu hàm lượng chất sắt hơn so với những con bò được nuôi theo kiểu công nghiệp. Theo đó, một miếng thịt bò ăn cỏ bằng nắm tay có thể đáp ứng đủ nhu cầu chất sắt cần phải cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người bị thiếu máu nhược sắt nên kết hợp ăn những loại thịt nạc đỏ với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, dâu tây, ớt chuông, cam, bông cải xanh...để giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Đậu nành hoặc những chế phẩm từ đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp protein và chất sắt tuyệt vời cho con người. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên ăn chay hoặc ăn chay trường.
Cá và các loại động vật biển có vỏ như ốc, cua, ghẹ, sò, tôm...là nguồn thực phẩm có chứa nguồn chất sắt tuyệt vời đối với những ai bị thiếu máu, đặc biệt là những người bị thiếu máu nhược sắc.
Hạt quinoa là một trong những loại thực vật giàu chất sắt mà bạn không nên bỏ qua. Hạt quinoa còn có tên gọi khác là hạt diêm mạch. Loại hạt này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loại hạt này giống ngũ cốc nhưng bản chất không phải thuộc họ cây ngũ cốc mà nó thuộc họ chung với cải bó xôi và củ cải đường.
Loại hạt này được bao bọc bởi một lớp màng đắng bên ngoài, hạt có màu xám trắng giống như hạt kê, có hương thơm thoang thoảng mùi hạt dẻ kết hợp với mùi lúa mạch và ngô non.
Nếu bạn thích ăn các loại thịt trắng giàu chất sắt hơn thay vì phải ăn thịt đỏ hoặc hải sản thì bạn có thể đưa ức gà vào trong danh sách lựa chọn của mình. Khi ăn thịt ức gà, bạn hãy ăn kèm thêm với các món cải bó xôi xào, canh bông cải xanh hoặc cà chua để giúp làm tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt từ thịt gà.
Mật mía được xem như một “siêu thực phẩm” dành cho những người bị thiếu máu nhược sắc hoặc những người có nguy cơ bị thiếu máu. Mật mía không chỉ có hàm lượng chất sắt cao mà nó còn là nguồn cung cấp canxi, magie, vitamin B6 và sele dồi dào. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh và ổn định.
Bạn có thể sử dụng mật mía để ướp thịt nướng, ăn kèm với bánh mì hoặc dùng để pha sinh tố uống cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên sử dụng với một liều lượng nhất định để tránh nguy cơ bị tiểu đường.
Các loại cây họ đậu, đặc biệt là đậu lăng rất tốt cho những người bị mắc bệnh thiếu máu nhược sắc. Chỉ cần tiêu thụ khoảng 3,3mg đậu lăng mỗi ngày, bạn đã có thể đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu chất sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đậu còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời để bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Trứng gà là nguồn thực phẩm bổ sung chất sắt dồi dào cho những người bị thiếu máu nhược sắc. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị rằng, nên ăn trứng gà thả vườn (được nuôi tự nhiên) thay vì trứng gà công nghiệp bởi hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng gà thả vườn luôn cao hơn so với trứng gà công nghiệp.
Để tăng khả năng hấp thụ chất sắt vào cơ thể, bạn nên kết hợp ăn trứng với cải bó xôi hoặc hạt quinoa trong các bữa ăn trưa nhẹ. Nếu muốn ăn trứng trong bữa sáng, bạn hãy ăn kèm với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bơ hoặc cà chua.
Trứng gà thả vườn là một loại thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu nhược sắc
Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những kiến thức về bệnh thiếu máu nhược sắc cũng như cách bổ sung sắt cho người bị thiếu máu nhược sắc để điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Thủy Phan
(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.