Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

4 tư thế thiền phổ biến dành cho người mới bắt đầu

Ngày 26/11/2022
Kích thước chữ

Thiền định được biết đến như một phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng tốt, giúp người luyện tập loại bỏ những suy nghĩ gây xao nhãng và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, thiền như thế nào để mang lại hiệu quả? Tư thế thiền nào tốt nhất cho người mới bắt đầu?

Rèn luyện thói quen ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp tâm trí người tập tĩnh lặng, rèn khả năng tập trung cao và là cách giúp bạn cân bằng cảm xúc tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của việc ngồi thiền thì bạn cần phải biết cách ngồi sao cho hiệu quả và áp dụng tư thế thiền phù hợp với bản thân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra một tư thế ngồi thiền đúng cách giúp bạn đạt được hiệu quả cao từ thiền định.

Lợi ích của việc ngồi thiền 

Rèn luyện tư thế thiền đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt thể chất lẫn tinh thần cho người thiền. Ngồi thiền yêu cầu bạn phải tập trung vào hơi thở và chú ý vào sự thay đổi của cơ thể. Luyện tập thiền đúng tư thế sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:

  • Giúp giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống: Một số nghiên cứu cho rằng thói quen thiền định mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giảm các phản ứng viêm do căng thẳng gây ra. Từ đó giảm nồng độ cortisol - một hormone liên quan đến căng thẳng.
  • Cải thiện sức khỏe trí nhớ và tăng khả năng tập trung: Trong quá trình thiền định sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi, các giác quan sẽ được thư giãn. Từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo năng lượng tích cực cho cơ thể.
  • Kiểm soát cảm xúc tốt hơn: Lo lắng và căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dễ bị mất kiểm soát và trở nên nóng nảy hơn. Ngồi thiền giúp bạn điều chỉnh cảm xúc tốt và dễ dàng xử lý các tiêu cực mà cuộc sống mang lại.
  •  Giúp cải thiện giấc ngủ: Mất ngủ là tình trạng mà rát nhiều người đang gặp phải. Vì vậy, luyện tập các tư thế thiền sẽ giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, giảm sự lo âu, từ đó giúp tinh thần được thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn.

4 tư thế thiền phổ biến mà bạn nên biết

Luyện tập tư thế thiền đúng sẽ giúp sức khỏe bạn được cải thiện và đạt hiệu quả cao về cải thiện sức khỏe lẫn tinh thần. Dưới đây là 4 tư thế thiền phổ biến mà bạn có thể áp dụng và thực hành mỗi ngày.

Tư thế ngồi thiền trên ghế

Đây là tư thế đơn giản và dễ dàng thực hiện bất kỳ nơi nào như phòng làm việc hoặc ngày cả khi bạn đang đi du lịch. Đây cũng là tư thế phù hợp nhất cho dân văn phòng khi phải ngồi liên tục để làm việc. Tư thế này giúp cơ thể tái tạo năng lượng trong thời gian ngắn, giúp bạn lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc.

Để luyện tập thiền trong tư thế ngồi trên ghế bạn chủ cần:

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt trên sàn sao cho tạo thành một góc 90 độ so với đầu gối.
  • Đầu và cổ thẳng hàng với cột sống, hai tay đặt trên đầu gối học xếp gọn vào trong lòng.
  • Ngoài ra bạn có thế dùng gối hoặc đệm lót sau lưng để hỗ trợ và tạo sự thoải mái hơn trong lúc ngồi thiền.
4 tư thế thiền phổ biến dành cho người mới bắt đầu 1 Tư thế thiền ngồi trên ghế dễ thực hiện dù bạn ở bất kì đâu

Tư thế thiền đứng

Thiền đứng là cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người yêu thích sự linh hoạt. Tùy vào sự dẻo dai và độ linh hoạt mà bạn có thể lựa chọn những kiểu thiền đứng phù hợp với bản thân.

  • Bạn có thể bắt đầu tư thế thiền đứng bằng cách đứng thẳng với hai chân đặt song song và dang rộng bằng vai. 
  • Sau đó di chuyển gót sao cho chân hướng vào trong và vị trí các ngón bàn chân cách nhau ra (tạo thành hình chữ V khi đứng).
  • Đầu gối gập nhẹ, hai tay có thể đan vào nhau hoặc có thể dang rộng và nâng cao qua đầu.
  • Hít thở để và tập trung theo dõi quá trình hít vào thật sâu và thở ra để cảm nhận hơi thở đang chạy dọc khắp cơ thể. 
4 tư thế thiền phổ biến dành cho người mới bắt đầu 2 Thiền đứng giúp cơ thể tăng độ dẻo dai và linh hoạt

Tư thế thiền quỳ

Luyện tập thiền trong tư thế quỳ gối (hay còn được gọi là tư thế Kim cương) cũng là một lựa chọn tốt trong việc giúp giữ vững trọng tâm cơ thể, nâng cao khả năng giữ thăng bằng tốt. Đồng thời, tư thế này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, củng cố phần lưng hông và giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cột sống.

Cách thức luyện tập:

  • Bắt đầu tư thế bằng cách ngồi trên sàn hoặc thảm yoga trong tư thế quỳ, hai chân gập về sau. 
  • Sau đó hạ phần mông xuống sao cho mông tiếp xúc với gót chân, phần đùi nằm trên ống chân, ngón chân cái của bàn chân phải được đặt trên ngón chân cái của bàn chân trái.
  • Hai tay được đặt trên đầu gối hoặc chắp hai tay trước ngực, ngồi thẳng lưng.
  • Kết hợp quá trình hít vào thật sâu và thở ra hết khí trong lồng ngực. Có thể nhắm mắt lại để tập trung cảm nhận và điều chỉnh nhịp thở của bản thân.
4 tư thế thiền phổ biến dành cho người mới bắt đầu 3 Bạn nên chú ý nhịp thở của bản thân khi thiền quỳ

Tư thế thiền nằm

Tư thế thiền nằm mang lại sự thoải mái dễ chịu nhất cho người tập và dễ dẫn dắt cơ thể con người tiến vào trạng thái thả lỏng toàn cơ thể. 

Cách thức luyện tập:

  • Chọn một nơi rộng rãi và có thể nằm thoải mái như trên sàn nhà hoặc trên giường ngủ. Tiến hành nằm ngửa ra sàn sao cho phần xương sống được đặt thẳng, hai cánh tay đặt dọc bên hông cơ thể, hai chân dang rộng bằng hông và hoàn toàn thả lỏng.
  • Nhẹ nhàng hít vào vào thật sâu bằng mũi và cảm nhận không khí đang từ từ lấp đầy khoang bụng và giữ trong vòng 2 - 3 giây. Sau đó chậm rãi thở ra và cảm nhận khoang bụng đang dần xẹp xuống.
  • Bạn có thể áp dụng tư thế thiền nằm trước khi ngủ từ 15 - 20 phút để giúp cơ thể được thư giãn và tiến vào giấc ngủ nhanh hơn.

Trên đây là 4 tư thế thiền phổ biến nhất mà nhà thuốc Long Châu gợi ý cho bạn đọc tham khảo thêm để có thể lựa chọn một tư thế phù hợp và thoải mái nhất cho bản thân. Nên luyện tập trong tâm thế thoải mái và duy trì từ 15 – 20 phút mỗi ngày để cảm nhận được sự cải thiện về sức khỏe tinh thần và thể chất. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin