Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng báo động bởi lượng rác thải thải nhựa khổng lồ. Nhiều nhất trong số các rác thải khó phân hủy có thể kể đến là chai nhựa. Để góp phần bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta nên chung tay giảm lượng rác thải bằng nhựa. Ngoài việc chọn uống nước bằng ly thủy tinh, bình giữ nhiệt inox,... Bạn có thể tận dụng chai nhựa đã sử dụng để làm thành các món đồ vật khác. Dưới đây là hướng dẫn cách tái chế chai nhựa đơn giản, siêu dễ dàng.
Tái chế chai nhựa thành vật bảo vệ ống kính máy ảnh
Chai nhựa rất khó phân hủy, vì vậy khi thải ra môi trường sẽ làm tăng nguy cơ cô nhiễm. Do đó, thay vì dùng xong ném chai nhựa đi, bạn có thể tái chế chúng thành vật dụng bảo vệ ống kính máy ảnh khỏi bị trầy xước.
Cách làm rất đơn giản. Bạn sử dụng dao rọc giấy cắt phần đế của chai nhựa có đường kính bằng với ống kính máy ảnh. Sau đó, bạn dùng phần đế đã cắt chụp lên ống kính. Cách này không chỉ hạn chế vứt chai nhựa mà còn giúp ống kín đắt tiền của bạn được bảo quản tốt, tránh trầy xước khi di chuyển.
Tái chế chai nhựa thành vật bảo vệ ống kính máy ảnh
Làm hộp đựng bút
Sau khi uống hết chai nước bằng nhựa, thay vì cho vào thùng rác, bạn có thể tận dụng tái chế thành các món đồ dùng dễ thương như hộp, cốc đựng bút.
Để thực hiện, trước hết cần cắt bỏ phần trên của chai nhựa. Tiếp theo, dùng kéo hoặc dao rọc giấy cắt một miếng giấy hình chữ nhật vừa với đường kính vỏ chai rồi dán miếng giấy này quanh thân chai,. Bạn có thể sử dụng giấy màu cho đẹp.
Sau đó, cắt thêm một tờ giấy màu khác dán lên phần viền còn trống trên vỏ chai ở phía trên và phía dưới. Để thêm đẹp, bạn thực hiện trang trí bằng cách cắt hình nơ, hoa để dán lên thân hộp. Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong cách làm hộp đựng bút bằng chai nhựa. Tùy vào sở thích và mắt thẩm mỹ mà bạn sẽ sáng tạo ra một hộp đựng bút độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tái chế thành chậu cây
Nếu như là một người yêu thích việc trồng cây thì bạn có thể tận dụng vỏ chai nhựa để làm thành các chậu cây nhỏ. Cách này vừa giúp tiết kiệm chi phí mua chậu cây mới, lại vừa giảm tải áp lực rác thải nhựa cho môi trường sống.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chai nhựa 1,5 lít rồi dùng kéo hay dao rọc giấy đục một lỗ ở giữa thân chai. Tiếp đến, bạn thực hiện đục 4 góc xung quanh chai rồi xỏ dây qua lỗ vừa đục và treo lên trên tường. Khi đã xong, bạn cho đất vào chai rồi gieo hạt trồng cầy.
Tái chế chai nhựa thành chậu hoa để bàn
Không chỉ làm chậu để trồng cây, chai nhựa còn có thể "biến hóa" thành những chậu hoa để bàn vô cùng xinh xắn, theo ý thích của riêng mình. Để làm chậu hoa để bàn làm việc, góc ban công bạn chỉ cần thực hiện với vài bước đơn giản.
Đầu tiên, bạn sử dụng kéo hay dao rọc giấy cắt chai nhựa 1,5 lít làm đôi. Sau đó dùng bút lông phác họa hình thỏ, mèo, cún,... Kế tiếp, bạn cắt theo đường vẽ. Tiếp đến, bạn thực hiện sơn màu trắng cho chai nhựa rồi dùng bút khắc gỗ để trang trí các họa tiết theo sở thích thích. Cuối cùng, bạn cho đất và gieo hạt mầm.
Tái chế chai nhựa thành chậu hoa để bàn
Dùng để tách lòng đỏ trứng gà
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng khi nấu nướng, thì bạn có thể tận dụng chai nhựa để hỗ trợ.
Cách thực hiện khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Bạn chỉ cần đập trứng ra một cái chén, sau đó bóp chai nhựa rồi đặt phần miệng chai với lòng đỏ. Khi bạn thả tay ra, một lực từ trong chai nhựa sẽ hút lòng đỏ trứng tách ra hoàn toàn khỏi lòng trắng.
Một số lưu ý khi tái chế chai nhựa
Để bảo vệ môi trường, khi tái chế chai nhựa, mọi người cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Không vứt bỏ nắp chai: Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng chai nhựa xong sẽ vứt nắp chai. Tuy nhiên nắp cũng làm bằng nhựa và khó phân hủy. Do đó, nếu không tận dụng được thì nên cho vào thùng tái chế.
- Dẫm chai nhựa: Việc làm này giúp đẩy hết không khí bên trong chai ra ngoài. Từ đó, thu nhỏ kích thước và tiết kiệm thời gian cho những người thu gom tái chế.
- Cho vào thùng tái chế: Nếu như bạn không thể tự tái chế thì nên thu gom và đem đến thùng tái chế đặt vào.
- Không nên đựng chai nhựa trong túi nilong: Nếu như các chai nhựa được đóng túi ni long sẽ khiến cho quá trình tái chế bị gián đoạn. Người tái chế phải mất thêm thời gian để gỡ túi nilong.
Một số lưu ý khi tái chế chai nhựa
Cách giảm rác thải nhựa
Để hạn chế rác bằng nhựa thải ra môi trường, việc trước tiên bạn cần làm là hạn chế sử dụng đồ nhựa. Thay vào đó, bạn nên chọn sản phẩm với các vật liệu thay thế khác để sử dụng hàng ngày:
- Sử dụng ống hút tái sử dụng thay vì ống hút nhựa.
- Tránh dùng chai nhựa, thay vào đó nên dùng ly, cốc, bình thủy tinh,...
- Tái sử dụng đồ nhựa.
- Sử dụng túi bằng giấy hoặc vải.
Trên đây là một số ý tưởng tái chế chai nhựa, hy vọng mọi người có thể vừa tận dụng chai nhựa đã dùng vừa có thể chung tay bảo vệ môi trường. Một môi trường trong sạch sẽ nâng cao chất lượng sức khỏe.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp