Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Độ pH trong âm đạo có khả năng bị mất cân bằng khi âm đạo bị nhiễm trùng. Do đó, việc giữ độ pH không vượt quá phạm vi bình thường là cực kỳ quan trọng. Cùng bài viết của Nhà thuốc Long Châu khám phá 6 cách tự nhiên để chị em duy trì độ pH âm đạo cân bằng nhé!
Giữ độ pH âm đạo cân bằng có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy lợi khuẩn phát triển, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Do đó, dù âm đạo có khả năng tự làm sạch nhưng bạn vẫn cần áp dụng một số biện pháp để đảm bảo môi trường âm đạo luôn khỏe mạnh. Cụ thể là:
Probiotic có khả năng giúp cơ thể sản sinh ra những lợi khuẩn chống lại những vi khuẩn có thể gây ra sự bất thường trong mức pH âm đạo. Liệu pháp probiotic không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn là mục tiêu kết quả dài hạn trong quá trình điều trị viêm âm đạo bởi vi khuẩn. Đây được biết là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo.
Có thể bổ sung men vi sinh tự nhiên thông qua các sản phẩm như phô mai, sữa chua hay kefir. Những thực phẩm này đều đem đến lợi ích cho quần thể vi khuẩn. Từ đó giúp âm đạo ngày một khỏe mạnh hơn.
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho biết kết hợp giấm táo với chế độ ăn uống thường ngày sẽ đem lại kết quả tốt. Bởi nó sở hữu đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn. Mặt khác, vẫn chưa có nhiều bằng chứng cùng các nghiên cứu khẳng định hiệu quả của giấm táo trong việc điều trị tình trạng nhiễm trùng nấm men. Tuy nhiên, đây vẫn là cách tự nhiên để giúp các chị em duy trì được độ pH âm đạo ở mức cân bằng.
Một điều cần hết sức lưu ý rằng không nên rửa âm đạo bằng giấm táo hay dùng tampon ngâm giấm táo. Hành động bôi trực tiếp giấm táo lên vùng âm đạo có thể gây những vấn đề bất lợi đến mô âm đạo, độ pH. Không dừng lại ở đó, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo vì phá vỡ sự cân bằng trong độ pH.
Tỏi có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn vượt trội. Tất cả là nhờ khả năng kháng sinh thông qua allicin - một thành phần hoạt tính sinh học của tỏi. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu lớn nào được thực hiện để chứng minh khả năng chữa bệnh nhiễm trùng nấm men của tỏi. Tuy nhiên, allicin vẫn có thể được sử dụng để cải thiện bệnh nhiễm trùng, nấm âm đạo. Bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi với chế độ ăn kiêng hay ăn uống thường ngày.
Năm 2020, một nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có khả năng hỗ trợ điều trị chứng nhiễm trùng âm đạo. Khi chúng được tiêu thụ một phần trong chế độ ăn uống khoa học, tỏi sẽ không gây ra tác dụng phụ. Không nên sử dụng tỏi trực tiếp hay xung quanh vùng âm đạo.
Thường xuyên uống nước ép nam việt quất không bổ sung thêm đường giúp tăng cường sức khỏe đường tiết niệu. Điều này có liên quan mật thiết tới sức khỏe âm đạo. Trong quả nam việt quất sở hữu những hợp chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây hại bám vào đường tiết niệu. Thông qua đó, độ pH âm đạo được duy trì ở mức cân bằng.
Thuốc đặt âm đạo acid boric điều chỉnh sự cân bằng acid bên trong âm đạo. Loại thuốc này cũng giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng nấm men thường thấy ở âm đạo. Chúng làm giảm hiện tượng ngứa, rát hiệu quả. Tuy nhiên, acid boric có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, dị ứng da.
Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc đặt âm đạo khi có sự tư vấn và chỉ định từ các bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Để kiểm soát tốt độ pH âm đạo, bạn có thể làm theo một số cách sau:
Hy vọng sau những thông tin về 6 cách tự nhiên để chị em duy trì độ PH âm đạo cân bằng, bạn đã biết cách để duy trì độ pH âm đạo cân bằng theo phương pháp tự nhiên nhất. Khi phát hiện những dấu hiệu nóng, ngứa, rát tại vùng âm đạo, rất có thể độ pH đang bị xáo trộn. Lúc này, bạn nên tìm kiếm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.