Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Âm nhạc trị liệu là phương pháp sử dụng âm nhạc để cải thiện sức khỏe và chức năng của cơ thể. Trị liệu bằng âm nhạc có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện nhiều mặt, từ cảm xúc, tình cảm đến nhận thức, hành vi.
Theo các nghiên cứu khoa học, âm nhạc vượt qua ngôn ngữ lời nói và có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, tình cảm. Chính vì vậy, âm nhạc trị liệu được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị trẻ tự kỷ.
Âm nhạc trị liệu đã chứng hiệu quả trong quá trình điều trị cho trẻ tự kỷ.
Âm nhạc trị liệu là phương pháp sử dụng âm nhạc để cải thiện sức khỏe và chức năng của cơ thể. Trị liệu bằng âm nhạc là quá trình sáng tạo nghệ thuật, bao gồm âm nhạc và tất cả những khía cạnh liên quan đến nó như vật lý, thẩm mỹ, cảm xúc, tinh thần, tâm hồn và xã hội.
Âm nhạc trị liệu là phương pháp sử dụng âm nhạc để cải thiện sức khỏe.
Liệu pháp âm nhạc dựa trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng. Người tiếp nhận trị liệu sẽ có những trải nghiệm âm nhạc tích cực, cũng như tham gia vào những quá trình nghe, lặp lại, sáng tác và bàn luận về âm nhạc để đạt được mục tiêu của quá trình điều trị. Trị liệu bằng âm nhạc giúp cải thiện khả năng nhận thức, cảm xúc, tri giác, năng lực vận động và kỹ năng xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiếp nhận trị liệu.
Trẻ em được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD), Asperger và rối loạn phát triển lan tỏa gặp khó khăn khi giao tiếp xã hội. Các em không biết cách ứng xử trong các tình huống xã hội, không hiểu ngụ ý khi giao tiếp với người khác và không biết các quy tắc giao tiếp bằng văn bản.
Trẻ tự kỷ không hiểu được hành vi của người lớn.
Năm 1973, Hiệp hội trị liệu âm nhạc Mỹ được thành lập với mục đích sử dụng âm nhạc để hỗ trợ trẻ tự kỷ. Các nghiên cứu vào thời điểm đó đều chỉ ra rằng cả trẻ em lẫn người lớn tự kỷ đều đáp ứng tốt với âm nhạc.
Những tác dụng của âm nhạc trị liệu đối với trẻ tự kỷ bao gồm:
Âm nhạc mang tính cộng đồng rất lớn. Thông qua sử dụng các phương thức âm nhạc, trẻ có cơ hội tiếp xúc, tương tác với người khác và thể hiện cảm xúc của chính mình. Âm nhạc còn giúp trẻ dễ dàng hòa nhập, phát triển các kỹ năng xã hội thông qua tương tác hội nhóm và các hoạt động tập thể.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, âm nhạc có khả năng phá bỏ bức tường ngăn cách trẻ rối loạn phổ tự kỷ để tác động đến tiềm thức, từ đó giúp trẻ giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nhà nghiên cứu Neha Khetrapal tại Đại học Bielefeld, Đức đã khẳng định rằng âm nhạc là phương tiện hiệu quả để nâng cao khả năng giao tiếp cho người tự kỷ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lim HA còn cho thấy âm nhạc giúp trẻ tự kỷ dễ dàng tiếp nhận vốn từ vựng và tăng khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Âm nhạc giúp phá bỏ bức tường ngăn cách trẻ tự kỷ với thế giới bên ngoài.
Khác với việc sử dụng lời nói để giao tiếp, âm nhạc có thể truyền tải tình cảm dễ dàng thông qua tiết tấu, sắc thái và giai điệu. Việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc qua các hoạt động nghe, hát, vận động theo giai điệu,... giúp trẻ có thể hiểu và hòa mình vào thế giới bên ngoài nhằm hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.
Trẻ tự kỷ không diễn tả cảm xúc qua nét mặt, cũng không biết chỉ tay, gật đầu hay lắc đầu. Thậm chí, trẻ không có khả năng bắt chước và cũng không tham gia vào trò chơi bắt chước hành động của bố mẹ như những đứa trẻ bình thường. Lý do là vì trẻ không hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ, hành vi của người lớn.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Âm nhạc trị liệu, âm nhạc có khả năng tác động giúp trẻ tự kỷ tăng sự tập trung chú ý, tăng nỗ lực giao tiếp, giảm căng thẳng và tăng khả năng nhận thức về cơ thể. Từ đó, trị liệu bằng âm nhạc giúp trẻ cải thiện hành vi xã hội và khả năng phối hợp vận động.
Âm nhạc trị liệu mang đến nhiều tác động tích cực trong quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ em. Quá trình tương tác với thế giới âm nhạc giúp nâng cao khả năng nhận thức, khả năng vận động, tăng vốn từ vựng, tăng cường khả năng thể hiện cảm xúc và giúp trẻ thấu hiểu hơn về các mối quan hệ xã hội.
Uyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...