Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khả năng bắt chước là một phần quan trọng trong việc học hỏi và phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ em. Tuy nhiên, chứng tự kỷ có thể ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với môi trường xung quanh, dẫn đến những khó khăn trong việc bắt chước hành vi và cử chỉ của người khác. Do đó, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm muốn biết trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không? Trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ thường có sự phát triển nhanh chóng về cả kỹ năng giao tiếp cũng sử dụng các đồ vật. Quá trình học hỏi này chủ yếu dựa trên khả năng bắt chước các hành vi và chuyển động của người khác. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường ít quan tâm đến hành vi của những người xung quanh, điều này dẫn đến khó khăn trong việc bắt chước những hành động đó.
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ có biết bắt chước không, bạn cần biết các biểu hiện của trẻ tự kỷ. Dấu hiệu trẻ tự kỷ rất đa dạng và thường phụ thuộc vào đặc điểm cũng như mức độ của từng trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà nhiều trẻ tự kỷ có thể gặp phải:
Khi đặt ra câu hỏi trẻ tự kỷ có biết bắt chước không, bạn cần hiểu rằng tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển phức tạp, thường bắt đầu từ rất sớm (trước 3 tuổi) và có thể kéo dài suốt đời. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tương tác xã hội và có thể bị rối loạn hành vi, cảm xúc, cũng như trí tuệ.
Nhiều trẻ tự kỷ có xu hướng thu mình, không hứng thú với những hoạt động xung quanh và thường chỉ quan tâm đến suy nghĩ, mong muốn của bản thân. Chúng có thể không chú ý đến lời nói, cử chỉ hay hành vi của người khác, dẫn đến khả năng bắt chước kém hơn trẻ bình thường.
Sự hạn chế trong khả năng bắt chước này ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và khả năng học tập của trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và tương tác xã hội. Đa số trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước linh hoạt và điều này có thể được xem là một trong các dấu hiệu nhận diện trẻ tự kỷ từ sớm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ tự kỷ vẫn có khả năng bắt chước, mặc dù mức độ và cách thức khác biệt so với trẻ không mắc chứng này. Kỹ năng này của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào mức độ khó khăn trong giao tiếp, khả năng xã hội hóa và tính linh hoạt trong tư duy. Một số trẻ tự kỷ có thể bắt chước một phần hoặc toàn bộ hành vi của người khác, bắt chước theo cách riêng của mình, nhưng thường gặp khó khăn trong việc áp dụng các hành vi này trong môi trường xã hội.
Sau khi biết trẻ tự kỷ có biết bắt chước không, chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến tầm quan trọng của hành động này với trẻ tự kỷ. Hành động bắt chước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ tự kỷ, giúp cải thiện nhiều khía cạnh như:
Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là việc làm cần thiết và để nâng cao khả năng bắt chước ở trẻ tự kỷ, phụ huynh có thể áp dụng một số hoạt động như sau:
Hoạt động này có thể giúp trẻ tự kỷ dần cải thiện khả năng quan sát và bắt chước được nhiều cử chỉ của người khác hơn. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ ngồi đối diện với mình, tạo sự chú ý và hướng dẫn trẻ chạm vào các bộ phận trên cơ thể thông qua lời nói kết hợp hành động.
Bạn có thể nói: Hãy sờ vào miệng của con và cùng lúc sờ vào miệng của mình. Khuyến khích trẻ thực hiện theo và dành lời khen ngợi khi trẻ thành công sẽ tạo động lực cho trẻ. Mỗi buổi thực hiện chỉ nên áp dụng cho 3 bộ phận trên cơ thể.
Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, việc cho bé vẽ nguệch ngoạc trên giấy là một cách tuyệt vời để phát triển khả năng bắt chước. Ba mẹ có thể ngồi đối diện với trẻ, vẽ vài đường nét lên giấy và khuyến khích trẻ bắt chước. Nếu trẻ không tự vẽ, hãy cầm tay và cùng con vẽ trong vài giây để bé có thể làm theo.
Để trẻ gia tăng khả năng bắt chước vận động, sự tinh mắt, nhạy bén về thị giác, biện pháp gõ bằng cách bắt chước thường được áp dụng và khá hiệu quả cho trẻ từ 0-1 tuổi. Sử dụng thìa để gõ nhịp điệu trên bàn và hướng dẫn trẻ làm theo. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo nhịp điệu với thìa trên bàn và yêu cầu trẻ gõ theo. Khi trẻ đã quen với việc gõ trên bàn, hãy chuyển sang gõ vào một cái lọ. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng vận động và sự nhạy bén.
Phương pháp này nhằm giúp trẻ biết bắt chước các âm thanh, lời nói và rất hiệu quả cho trẻ từ 0-1 tuổi. Khi trẻ tạo ra âm thanh, hãy lặp lại âm đó và chờ xem phản ứng của trẻ. Nếu trẻ không phản ứng, ba mẹ có thể lặp lại âm thanh đó nhiều lần cho đến khi trẻ bắt đầu hứng thú và tham gia vào việc bắt chước âm thanh và lời nói.
Nên nhớ rằng khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ thường bị giới hạn, do đó ba mẹ cần biết trẻ tự kỷ cần gì và phải kiên nhẫn thực hiện các biện pháp trong thời gian dài. Sự quan tâm và hỗ trợ từ ba mẹ và người thân là vô cùng quan trọng để giúp trẻ nâng cao kỹ năng này.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trẻ tự kỷ có biết bắt chước không mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Dù gặp khó khăn trong việc bắt chước nhưng không có nghĩa trẻ tự kỷ hoàn toàn không có khả năng này. Với sự hỗ trợ đúng cách từ gia đình và các chuyên gia, trẻ tự kỷ có thể cải thiện khả năng bắt chước và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết. Việc nhận thức đúng về khả năng của trẻ tự kỷ sẽ giúp ba mẹ có phương pháp can thiệp hiệu quả hơn, từ đó tạo ra môi trường hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.