Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạy trẻ đi vệ sinh là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng với trẻ tự kỷ, nhiệm vụ này có thể trở nên khó khăn hơn. Trẻ tự kỷ thường gặp phải những thách thức trong việc giao tiếp và nhận thức, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu và thực hiện các quy trình vệ sinh cá nhân. Do đó, việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không chỉ bé giúp nâng cao sự độc lập mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ nên hướng dẫn cho con ngay từ sớm. Nhiều bậc phụ huynh thường không chú trọng đến vấn đề này và để trẻ mặc tã trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh thiếu quy luật, gây khó khăn cho việc giáo dục và hình thành thói quen đi tiêu, đi tiểu đúng cách trong tương lai.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ đã sẵn sàng cho việc rèn luyện đi vệ sinh bao gồm:
Thời điểm bắt đầu dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh sẽ khác nhau ở mỗi trẻ, một số trẻ có thể học được sớm hơn trong khi một số khác cần nhiều thời gian hơn. Trẻ có thể không thuần thục mọi thứ ngay từ đầu và sẽ mắc nhiều lỗi trong quá trình thực hiện. Ba mẹ cần nhìn nhận vấn đề một cách tích cực và không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc rèn luyện kỹ năng này.
Dưới đây là một số mẹo trong việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, giúp quá trình này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn:
Trẻ tự kỷ cần có thời gian để làm quen với việc dùng nhà vệ sinh. Ba mẹ nên theo dõi thời gian đi vệ sinh của trẻ và chủ động đưa trẻ đến bồn cầu khi nhận thấy dấu hiệu cần thiết. Tạo môi trường thoải mái và an toàn bằng cách đặt những đồ chơi quen thuộc gần bồn cầu hoặc sử dụng ghế kê chân để trẻ cảm thấy vững vàng và thoải mái hơn.
Giúp trẻ nhận thức rằng khi có cảm giác buồn tiểu hoặc buồn ị, trẻ cần đến nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong việc xây dựng thói quen. Phụ huynh nên đưa trẻ đến nhà vệ sinh mỗi khi thay tã, từ đó trẻ sẽ tự động liên kết việc thay tã với việc sử dụng nhà vệ sinh.
Sau khi quen dần với việc dùng nhà vệ sinh, ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành ở nhiều nhà vệ sinh khác nhau như: Nhà vệ sinh ở nơi công cộng, trường học. Nếu chỉ sử dụng nhà vệ sinh tại nhà, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, không biết phải làm gì, cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi đến chỗ lạ, không quen thuộc.
Thói quen là điều rất khó thay đổi với trẻ tự kỷ, do đó, ba mẹ nên dạy trẻ sử dụng bồn cầu ngay từ đầu thay vì dùng bô. Việc làm này sẽ giúp trẻ tự kỷ không quen với cảm giác ngồi bô đồng thời tránh được những khó khăn khi chuyển từ ngồi bô sang ngồi bồn cầu. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Đệm bồn cầu hay bệ cầu thang sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Sau khi đi vệ sinh xong, nên cầm tay trẻ hướng dẫn con tự tay xả nước bồn cầu để xả hết chất thải. Tập đến khi trẻ tự kỷ hình thành thói quen thì mới thôi.
Hình ảnh trực quan có thể giúp trẻ tự kỷ ghi nhớ về các bước đi vệ sinh lâu hơn. Ba mẹ nên dán hình ảnh sặc sỡ, vui nhộn và dễ hiểu tại nơi trẻ dễ nhìn thấy như: Trên tường hoặc trên bồn cầu. Điều này giúp bé hình dung rõ ràng hơn về hành động mà mình cần thực hiện.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh là thói quen quan trọng mà trẻ cần nhớ. Ba mẹ nên thị phạm các bước rửa tay đúng cách rồi khuyến khích trẻ thực hành theo. Tạo một bảng hướng dẫn về quy trình rửa tay cũng là một ý tưởng tốt để trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Ngoài việc đi vệ sinh vào ban ngày, việc dạy trẻ đi vệ sinh vào ban đêm cũng rất cần thiết. Để tránh tình trạng tè dầm, ba mẹ nên thiết lập cho con thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ và hạn chế uống nước quá nhiều vào buổi tối.
Môi trường nhà vệ sinh cần được sắp xếp sao cho trẻ không bị phân tâm. Giữ cho không gian gọn gàng và sạch sẽ nhằm giúp trẻ tập trung vào nhu cầu của bản thân. Nếu cần, ba mẹ có thể để một số vật dụng quen thuộc gần đó để con cảm thấy an toàn hơn.
Những câu chuyện sinh động, dễ hiểu có thể giúp trẻ nhớ lâu hơn về việc đi vệ sinh. Phụ huynh có thể chọn câu chuyện có hình minh họa đẹp, sặc sỡ và liên quan đến trải nghiệm hàng ngày của trẻ để tạo sự kết nối và dễ dàng tiếp thu.
Phản hồi tích cực từ phụ huynh là rất quan trọng. Khi trẻ thực hiện đúng các bước, ba mẹ cần khen ngợi và động viên để trẻ cảm thấy tự tin. Sự khích lệ, động viên này sẽ giúp trẻ ghi nhớ hành vi tốt hơn và có động lực thực hiện trong những lần sau.
Chọn cho trẻ trang phục đơn giản, thoáng mát để quá trình đi vệ sinh không bị rắc rối. Hướng dẫn trẻ từng bước để trẻ có thể tự cởi và mặc quần áo dễ dàng hơn sau khi sử dụng bồn cầu.
Việc kiên nhẫn và tích cực hỗ trợ trong quá trình này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc chăm sóc bản thân.
Song song với việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng, dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là một thách thức lớn, nguyên nhân là do các bé thường gặp nhiều khó khăn và chậm tiếp thu hơn so với trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ thường có những hành vi khó thay đổi như: Xả nước nhiều lần, nghịch vòi xịt hoặc nhét giấy vào bồn cầu. Phụ huynh cần trò chuyện, nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ từ bỏ thói quen xấu và có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc các trung tâm giáo dục đặc biệt.
Một số trẻ sợ hãi hoặc phản ứng mạnh khi dùng nhà vệ sinh. Phụ huynh cần kiên nhẫn, từ từ tạo thói quen và có thể sử dụng vật dụng quen thuộc để giảm sợ hãi. Những khó khăn như: Trẻ không tự cởi quần áo, không rửa tay đúng cách hay nhịn tiểu cũng đòi hỏi sự kiên trì từ cha mẹ.
Khi dạy trẻ tự kỷ cách đi vệ sinh, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến một số yếu tố để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ, bao gồm:
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết, tính kiên nhẫn của phụ huynh cùng các phương pháp hỗ trợ phù hợp. Mặc dù trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều thách thức trong việc hình thành thói quen này, nhưng với sự kiên trì và hướng dẫn đúng cách từ ba mẹ và người chăm sóc, trẻ hoàn toàn có thể học được cách đi vệ sinh một cách độc lập. Điều này không chỉ giúp nâng cao tự tin cho trẻ mà còn tăng khả năng tự lập cho trẻ trong các tình huống xã hội khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.