Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với những trẻ mắc chứng tự kỷ, thế giới xung quanh thường trở nên khó hiểu và quá tải, dẫn đến những phản ứng sợ hãi và lo lắng. Trẻ tự kỷ sợ gì là nỗi niềm bận tâm của nhiều bậc phụ huynh với mong muốn giúp trẻ phát triển tốt hơn. Hiểu được những nỗi sợ này và cách hỗ trợ trẻ vượt qua chúng là chìa khóa để xây dựng một môi trường an toàn, thoải mái cho trẻ phát triển.
Nỗi sợ là một phản ứng tự nhiên ở mọi đứa trẻ, nhưng với trẻ tự kỷ, nỗi sợ thường trở nên phức tạp hơn do sự nhạy cảm của hệ thống thần kinh và khả năng xử lý thông tin khác biệt.
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển với đặc điểm chính là khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Trẻ thường chậm nói, tránh tiếp xúc mắt khi giao tiếp, thích ở một mình, không nhận thức rõ hành vi của bản thân, dễ bị kích động và khó kiểm soát.
Nguyên nhân gây ra tự kỷ hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo các bác sĩ, hội chứng này có thể liên quan đến các yếu tố như: Môi trường sống không an toàn trong thai kỳ, việc sử dụng thuốc (đặc biệt là thuốc điều trị trầm cảm) trong thời gian mang thai, hoặc tổn thương não do thiếu oxy khi sinh.
Hiểu được trẻ tự kỷ sợ gì là điều quan trọng đối với cha mẹ, giúp hạn chế các tình huống gây hoảng loạn cho con. Trẻ tự kỷ thường có rất nhiều nỗi sợ và những nỗi sợ này thường khác thường. Chẳng hạn, trẻ có thể không sợ đau khi tự làm tổn thương bản thân như: Đập đầu vào tường, chạm vào đồ vật nóng... nhưng lại hoảng loạn khi nhìn thấy những thứ như chú hề hoặc nghe tiếng nước sôi.
Theo thống kê, trẻ tự kỷ có thể có đến 14 nhóm sợ khác nhau, với hơn 92 nỗi sợ đặc trưng. Hầu hết trẻ tự kỷ có ít nhất một nỗi sợ, nhưng thường có nhiều nỗi sợ hơn theo thời gian và có thể kéo dài suốt cuộc đời. Rất khó để loại bỏ hoàn toàn những nỗi sợ này, ngay cả khi trẻ đã trưởng thành.
Trẻ tự kỷ sợ gì? Trẻ tự kỷ có giác quan rất nhạy bén, đặc biệt là với âm thanh. Những âm thanh mà chúng ta thường không chú ý, như tiếng tích tắc của đồng hồ, trẻ tự kỷ có thể nghe rõ và mô tả chi tiết. Điều này khiến trẻ cực kỳ nhạy cảm với âm thanh lớn hoặc bất ngờ.
Những tiếng động đột ngột như tiếng nổ của bóng bay, có thể làm trẻ hoảng loạn và la hét. Ngoài ra, các âm thanh từ máy hút bụi, máy đánh trứng, hay quạt cũng khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và dễ bị kích động. Để giảm thiểu tác động, trẻ tự kỷ thường có xu hướng đeo tai nghe để hạn chế âm thanh lớn. Việc tiếp xúc liên tục với các âm thanh này có thể khiến trẻ bị căng thẳng và hoảng sợ.
Cảm giác nhạy bén của trẻ tự kỷ cũng khiến chúng nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ có thể trở nên căng thẳng khi tiếp xúc với ánh sáng quá chói, đặc biệt là từ đèn neon. Thậm chí, ánh sáng mặt trời hàng ngày cũng là điều mà nhiều trẻ tự kỷ muốn tránh, vì không chỉ mắt mà cả da của trẻ cũng rất nhạy cảm với ánh sáng.
Theo các chuyên gia, nỗi sợ của trẻ tự kỷ rất đa dạng và phức tạp. Trẻ có thể vừa sợ những không gian nhỏ hẹp, nhưng cũng dễ hoảng loạn như dấu hiệu của hội chứng sợ không gian rộng. Cả hai loại không gian đều có thể gây căng thẳng lớn cho trẻ. Việc sắp xếp đồ đạc trong phòng cũng cần được chú ý kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến trẻ.
Trẻ tự kỷ cũng thường sợ những không gian đông người, chứa đầy yếu tố mới lạ, hoặc những nơi không được sắp xếp trật tự. Những môi trường như: Xe buýt, rạp chiếu phim, hoặc trung tâm thương mại thường gây khó khăn cho trẻ do sự hỗn loạn và không quen thuộc.
Trẻ tự kỷ sợ gì? Trẻ tự kỷ thường rất sợ người lạ và không thích bị động chạm, ngay cả bởi người thân. Để có thể tiếp cận và chạm vào trẻ tự kỷ, phải có một khoảng thời gian xây dựng sự quen thuộc và tin tưởng. Nếu tiếp xúc đột ngột, trẻ có thể trở nên hoảng loạn và khó chịu.
Việc cắt tóc hoặc khám bệnh cho trẻ tự kỷ cũng thường gặp khó khăn vì trẻ sợ bị động chạm vào người, đặc biệt trong những tình huống cần lấy mẫu xét nghiệm. Nỗi sợ này không chỉ làm cản trở khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ, mà còn gây trở ngại trong việc chăm sóc y tế.
Như đã đề cập, nỗi sợ của trẻ tự kỷ rất đa dạng, phong phú và đôi khi kỳ lạ, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. Trẻ có thể không sợ những thứ mà người khác thường sợ, như: Rắn, hổ... mà thậm chí còn cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, khi gặp phải những thứ đơn giản như: Bậc thang hay cửa xoay, trẻ lại có thể trở nên bối rối, căng thẳng và mất kiểm soát hành vi. Vậy trẻ tự kỷ còn có những nỗi sợ nào khác? Có thể kể đến đó là:
Tuy nhiên, không phải mọi trẻ tự kỷ đều có những nỗi sợ này. Điều này còn phụ thuộc vào các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ, độ tuổi và nhận thức của mỗi trẻ. Một số nỗi sợ có thể theo suốt cuộc đời, nhưng với sự giáo dục và cải thiện tư duy, những nỗi sợ "vô lý" này có thể dần giảm bớt.
Ngoài vấn đề trẻ tự kỷ sợ gì? Cách để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để giúp trẻ tự kỷ vượt qua những nỗi sợ, việc quan tâm và hiểu rõ toàn bộ nỗi sợ của trẻ là rất quan trọng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho con có một môi trường sống thoải mái, hạn chế căng thẳng, và áp dụng những biện pháp phù hợp để giảm dần nỗi sợ. Đặc biệt, việc loại bỏ những nỗi sợ vô lý như: Sợ bậc thang, ánh sáng chói... là cần thiết để trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, thay vì phải trốn tránh mãi trong nhà.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm được vấn đề trẻ tự kỷ sợ gì cũng như cách giúp trẻ vượt qua được nỗi sợ của mình. Đa số trẻ tự kỷ thường có những nỗi sợ riêng biệt mà người lớn khó có thể hiểu hết được. Tuy nhiên, với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, cha mẹ và người chăm sóc có thể giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ này, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.