Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn củ sắn có tốt không? Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe

Thanh Hương

03/01/2025
Kích thước chữ

Củ sắn là một thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Vậy ăn củ sắn có tốt không? Trong thành phần dinh dưỡng của củ sắn có những chất gì tốt cho sức khỏe? Làm thế nào để tận dụng tối đa những lợi ích mà loại củ này mang lại? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé!

Củ sắn từ xưa đến nay đã được coi là loại lương thực quen thuộc với người Việt. Củ sắn có thể được dùng làm các món sắn hấp cốt dừa thơm lừng, sắn nướng ngọt bùi, xôi sắn dẻo ngon, bánh sắn, chè sắn đủ loại. Hầu hết chúng ta yêu thích các món chế biến từ củ sắn bởi hương vị ngọt bùi, thơm ngon của nó. Không nhiều người biết đến thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ăn củ sắn có tốt không nhé!

Ăn củ sắn có tốt không? Lợi ích của củ sắn đối với sức khỏe

Củ sắn chứa nhiều chất xơ, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ trong sắn giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường quá trình tiêu hóa, từ đó giảm thiểu tình trạng táo bón và đầy hơi. Bên cạnh đó, tinh bột trong củ sắn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Sắn có thể cung cấp năng lượng thay thế cơm và các loại ngũ cốc khác, nhưng với hàm lượng thấp hơn.

Ngoài ra, củ sắn còn có những tác động tích cực đến hệ tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ củ sắn có thể giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết nếu ăn với lượng hợp lý, nhờ vào hàm lượng chất xơ giúp làm chậm hấp thu glucose. Tuy nhiên, do có chỉ số đường huyết cao, người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn. Hơn nữa, hàm lượng kali trong củ sắn cao hơn so với gạo trắng, nhưng không gấp 10 lần như một số tài liệu nhầm lẫn. Kali giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn củ sắn có tốt không? Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe 1
Củ sắn được coi là cây lương thực quan trọng

Ăn củ sắn có tốt không? Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch, củ sắn còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Vitamin C có trong củ sắn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, từ đó làm đẹp da, tóc. Bên cạnh đó, vitamin B6 trong củ sắn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hệ thần kinh, giúp tinh thần luôn minh mẫn, thoải mái.

Thành phần dinh dưỡng của củ sắn

Ước tính trong 100g củ sắn luộc cung cấp khoảng:

  • Năng lượng: Khoảng 112 calo;
  • Carbohydrate: Khoảng 27g;
  • Chất xơ: Khoảng 1g;
  • Đường: Khoảng 0.5 - 2.5g;
  • Protein: Khoảng 1 - 2g;
  • Chất béo: Khoảng 0.1 - 0.5g;
  • Vitamin C: Khoảng 20 - 30 mg;
  • Kali: Khoảng 271 mg;
  • Ngoài ra, trong củ sắn còn có một lượng nhỏ các thành phần khác như: natri, thiamine, riboflavin, phốt pho, canxi.

Nếu so sánh thành phần dinh dưỡng của củ sắn với gạo hay khoai lang, ta có thể thấy lượng calo của củ sắn thấp hơn đáng kể so với gạo trắng, nhưng vẫn có thể cung cấp năng lượng thay thế ngũ cốc. Hàm lượng carbohydrate của sắn thấp hơn gạo trắng, nhưng cao hơn khoai lang. Đặc biệt, sắn có lượng chất xơ cao hơn gạo trắng gấp 2 lần.

Ăn củ sắn có tốt không? Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe 2
Dinh dưỡng của củ sắn có nhiều chất với hàm lượng cao hơn gạo trắng

Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe

Với những lợi ích và thành phần dinh dưỡng trên đây, có lẽ bạn đã rõ ăn củ sắn có tốt không. Củ sắn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng của loại củ này, chúng ta cần lựa chọn và chế biến đúng cách.

Cách chọn và sơ chế củ sắn

Để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, khi chọn mua củ sắn, bạn nên ưu tiên những củ tươi, vỏ sáng bóng, không bị dập nát. Tránh chọn những củ có đốm đen, bị sâu bệnh, vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại.

Trong củ sắn, đặc biệt là phần vỏ và lõi, chứa một lượng cyanogenic glycosides, khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành hydrocyanic acid (HCN), một hợp chất độc nếu tiêu thụ quá mức. Ngâm sắn trong nước 30-60 phút trước khi chế biến sẽ giúp loại bỏ phần lớn chất độc này. Một số loại sắn có vị đắng nhẹ do chứa nhiều glycosides hơn, vì vậy cần sơ chế kỹ trước khi sử dụng.

Cách chế biến củ sắn

Có nhiều cách chế biến củ sắn ngon và bổ dưỡng. Luộc và hấp là cách chế biến đơn giản và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn chỉ cần rửa sạch củ sắn, cắt khúc vừa ăn, ngâm qua với nước muối rồi luộc chín hoặc hấp chín. Khi luộc hay hấp, bạn có thể thêm chút muối để tăng hương vị.

Củ sắn nướng cũng ngọt bùi, thơm ngon không kém. Ngoài ra, bạn có thể dùng củ sắn để nấu canh, ninh xương, làm bánh, làm chè… Tuy nhiên, những cách chế biến cần thêm đường, nước xương, sữa… sẽ khiến lượng calo của món ăn tăng lên đáng kể. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề ăn sắn có béo không, hãy chế biến củ sắn thành những món ít calo.

Ăn củ sắn có tốt không? Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe 3
Chúng ta có thể chế biến củ sắn thành nhiều món ngon tốt cho sức khỏe

Ăn củ sắn đúng cách

Ăn củ sắn có tốt không? Củ sắn chỉ thực sự tốt cho sức khỏe nếu chúng ta chế biến và ăn đúng cách. Trong củ sắn sống chứa một lượng nhỏ chất độc cyanogen, nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc. Vì vậy, bạn nên chế biến củ sắn chín kỹ trước khi ăn. Ăn quá nhiều sắn có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Để có một bữa ăn cân đối, bạn có thể kết hợp củ sắn với các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại rau xanh.

Nguy cơ ngộ độc sắn và cách phòng tránh

Một trong những mối quan tâm lớn nhất khi ăn củ sắn là nguy cơ ngộ độc sắn.

Triệu chứng ngộ độc sắn

Ngộ độc sắn có thể xảy ra khi ăn sắn chưa chế biến đúng cách hoặc ăn quá nhiều. Chất độc chính trong sắn là hydrocyanic acid (HCN), tập trung chủ yếu ở vỏ, lõi và các phần non của củ sắn. Đây là một chất độc tự nhiên mà cây sắn sản sinh ra để bảo vệ mình khỏi sâu bệnh và các tác nhân gây hại khác.

Triệu chứng ngộ độc sắn thường gặp nhất là: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, co giật, hôn mê, khó thở, tím tái, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim.

Cần làm gì khi bị ngộ độc sắn?

Ngộ độc sắn là tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng và đúng cách. Dưới đây là những việc cần làm khi nghi ngờ bị ngộ độc sắn:

  • Gây nôn cho người bệnh để loại bỏ càng nhiều thức ăn còn lại trong dạ dày chứa chất độc càng tốt. Bạn hãy cho người bệnh uống nhiều nước ấm, sau đó kích thích họ nôn bằng cách đưa ngón tay vào họng hoặc dùng thìa kích thích phía sau cổ họng.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm, nước muối nhạt hoặc dung dịch oresol để làm loãng nồng độ chất độc trong dạ dày.
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, mang theo mẫu thức ăn còn thừa để bác sĩ xác định chính xác chất độc.
  • Tại bệnh viện, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp rửa dạ dày, dùng thuốc giải độc, điều trị các triệu chứng đi kèm.
Ăn củ sắn có tốt không? Cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe 4
Sơ chế sắn đúng cách để phòng ngừa ngộ độc

Tóm lại, ăn củ sắn có tốt không? Củ sắn là một loại thực phẩm giàu năng lượng, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần chế biến sắn chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ độc tố. Nếu ăn với lượng vừa phải, củ sắn có thể là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin