Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới có vị chua ngọt, dễ ăn. Không chỉ thế, quả dứa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Quả dứa (quả thơm) là một trong các loại quả nhiệt đới phổ biến ở Việt Nam chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại chất hữu cơ khác giúp kháng viêm và chống lại bệnh tật. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ ăn dứa có tác dụng gì nhé!
Quả dứa (hay còn gọi là quả thơm, quả khóm) là một loại quả rẻ tiền và rất dễ tìm mua tại Việt Nam. Dứa được chế biến thành nhiều món ăn, nấu với cá với thịt và được dùng để ép nước uống. Nước ép dứa được xem là có tác dụng giảm cân nên được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Không dừng lại ở đó, dứa còn chứa đựng nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, điển hình như:
Trong đó mangan là thành phần khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và cũng là chất có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên.
Nhờ vào bảng thành phần dưỡng chất dồi dào cùng với thành phần hóa thực vật tiềm năng khác, quả dứa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó điển hình phải kể đến:
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelain 1 - một loại enzyme có hoạt tính chống viêm và kháng khuẩn cao. Vì thế ăn quả dứa có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi cảm lạnh và ho.
Dứa rất giàu mangan và canxi. Đây đều là những thành phần giúp củng cố độ chắc khỏe cho xương khớp và cho cả răng. Vì vậy, nên ăn loại quả này thường xuyên để giúp xương chắc khỏe hơn.
Ăn dứa mỗi ngày được xem là một cách ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Trong thành phần quả dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngăn hình thành gốc tự do, làm chậm quá trình tổn thương tế bào. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ hình thành các khối u ác tính, phòng ngừa ung thư da, ung thư vú, da và ruột.
Ăn dứa thường xuyên được chứng minh là có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Nhờ vào thành phần vitamin A và C trong dứa sẽ giúp hỗ trợ tăng cường thị lực.
Enzyme bromelain trong dứa được nhiều nghiên cứu chứng minh là có đặc tính kháng viêm cao, được sử dụng hiệu quả để làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
Ăn dứa đặc biệt rất có lợi cho những người bị suy tuyến tụy - người không cung cấp đủ enzyme tiêu hóa cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ vào thành phần bromelain, vitamin C và chất xơ, dứa nấu với cá, thịt hay ép nước uống mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, tăng cường hấp thu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Vitamin C và chất chống oxy hóa trong dứa là những thành phần tuyệt vời đóng góp cho quá trình chống lão hóa da, điều trị mụn trứng cá và ngăn ngừa tổn thương do tia UV.
Da của chúng ta theo thời gian sẽ bắt đầu lão hóa, tốc độ này càng nhanh ở những người sau 30 tuổi. Ăn dứa thường xuyên sẽ giúp làm đều màu da và chống lại quá trình lão hóa tự nhiên, giúp bạn trông trẻ trung hơn và đồng thời cũng giữ cho quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn.
Dứa có chứa thành phần leucine và valine - hai dưỡng chất cần thiết với sự hình thành và phục hồi mô cơ. Mỗi ngày uống một ly nước ép dứa có thể giúp tăng sức bền và giảm tình trạng mệt mỏi để làm việc và vận động hiệu quả cả ngày.
Nhờ vào việc cung cấp năng lượng nhưng cung cấp ít calo, nước ép dứa trở thành một loại thức uống hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân của các chị em phụ nữ. Bằng việc cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày dài, uống nước ép dứa sẽ giúp bạn cắt giảm khẩu phần ăn mỗi ngày.
Đồng thời nhờ vào lượng chất xơ dồi dào, dứa cũng giúp bạn no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn, nhờ đó tuân thủ đúng quy trình giảm cân.
Không thể phủ nhận dứa là một thực phẩm mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng khi ăn dứa và nếu cần thiết nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng dứa như một thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn ăn dứa thường xuyên:
Người có bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng thì không nên ăn quá nhiều dứa vì có chứa nhiều enzyme và axit hữu cơ làm vết loét trầm trọng hơn.
Không nên ăn khóm lúc bụng đói vì có nguy cơ “cào” ruột và dạ dày gây nôn nao, khó chịu.
Dứa có tác dụng kháng lại tiểu cầu, làm tăng khả năng xuất huyết nên không nên ăn quá nhiều dứa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu và thuốc chống co giật, chống trầm cảm,...
Dứa được xếp vào nhóm thực phẩm có lượng đường huyết (hay chỉ số GI) ở mức trung bình. Vì thế, với người có đường huyết cao như bệnh nhân tiểu đường, không nên ăn quá nhiều dứa. Ở nhóm đối tượng này, mỗi lần chỉ nên ăn ⅛ quả dứa và không nên uống nước ép dứa để tránh làm biến động đường huyết đột ngột.
Trên đây là những tác dụng tốt cho sức khỏe mà quả dứa mang lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì và cách ăn dứa thường xuyên mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp