Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thơm (hay khóm) không chỉ giàu dinh dưỡng mà theo dân gian, loại trái cây này còn tác dụng trị ho. Vậy ăn thơm trị ho như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ho là một phản ứng của cơ thể, thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên có nhiều cơn ho dai dẳng về đêm sẽ khiến bạn mất ngủ và giảm chất lượng cuộc sống. Vậy nên nhiều người tìm đến các biện pháp dân gian giúp cải thiện cơn ho, chẳng hạn như ăn thơm trị ho. Phương pháp trị ho bằng thơm có thực sự hiệu quả? Cách làm như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Các chuyên gia đã chứng minh rằng, cách trị ho bằng thơm (dứa) thậm chí hiệu quả gấp 5 lần so với các loại siro ho không kê đơn thông thường. Đặc biệt, nó có thể giảm triệu chứng ho khan, làm thông đờm và giảm lượng chất nhầy tích tụ trong phổi ở các bệnh nhân mắc bệnh lao. Vì vậy, tại sao thơm lại có những tác dụng này?
Giống như cam, chanh, thơm cũng là một trong những loại trái cây chứa lượng vitamin C cao. Một ly nước ép thơm có thể cung cấp tới 50% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vitamin này tăng cường sức đề kháng, duy trì hoạt động bình thường của các enzyme quan trọng trong cơ thể. Điều này giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể được diễn ra bình thường. Ngoài ra, vitamin C còn có thể tạo ra các hoạt chất khác để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bệnh cúm và cảm lạnh.
Trái thơm còn chứa một loại enzyme đặc trưng là bromelain có tác dụng chống viêm và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này còn chứa mangan với hàm lượng lớn. Chất này có khả năng làm tăng hấp thụ canxi, chuyển hóa carbohydrate và chất béo, giúp cải thiện các chức năng thần kinh và hình thành mô liên kết. Điều này giúp giảm triệu chứng ho và lượng chất nhầy tích tụ trong phổi. Nếu kết hợp với mật ong hoặc ớt Cayenne, thơm còn giúp giảm chất nhầy trong phổi ở các bệnh nhân mắc bệnh lao.
Vì trong trái thơm chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, người ta không chỉ ăn thơm trị ho. Đây còn là một trong những nguyên liệu thường được sử dụng để chữa viêm khớp, ngăn chặn ung thư vú, duy trì huyết áp ở mức ổn định và ngăn ngừa ung thư vòm họng.
Từ lâu ăn thơm trị ho đã là một cách dân gian được truyền tai nhau. Ngày nay khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra thành phần trong thơm có thể hỗ trợ làm dịu triệu chứng ở đường tiêu hoá, phương pháp này càng được áp dụng rộng rãi. Để trị ho bằng trái thơm bạn có thể thử một trong hai cách sau đây:
Thơm chưng tắc, đường phèn là một trong các công thức trị ho được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đến nay. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một lọ thơm tắc chưng đường phèn để sẵn trong tủ lạnh và mang ra dùng khi cần.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Công thức kết hợp thơm với chanh, gừng, mật ong và bột ớt Cayenne được xem là có hiệu quả gấp 5 lần so với các loại thuốc trị ho thông thường. Nhưng lưu ý rằng vì công thức có mật ong nên không dùng được cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Để mang lại hiệu quả trị ho tốt nhất, mỗi ngày bạn nên uống siro ho từ thơm 2 - 3 lần. Mỗi lần uống bạn lấy khoảng 3 muỗng cà phê là được.
Ăn thơm trị ho được xem là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thơm để chữa ho, bạn cũng cần lưu ý:
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn rằng bạn đã nắm rõ cách ăn thơm trị ho tại nhà. Tuy là biện pháp an toàn nhưng trước khi dùng thơm để hỗ trợ cải thiện cơn ho, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.