Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dinh dưỡng không hợp lý, thiếu khoa học cùng với thói quen ít vận động là nguyên nhân góp phần gây gia tăng các bệnh lý nguy hiểm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, gout…
Lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của con người ngày nay, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển đang bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa thị trường.
Chính mức sống ngày càng cải thiện, thực phẩm sẵn có tràn ngập… đã làm gia tăng các hậu quả liên quan đến thay đổi lối sống và thói quen ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng thuốc lá thường xuyên dẫn đến sự gia tăng của bệnh tật.
Cao huyết áp là bệnh lý ngày càng nhiều người mắc phải. Khi huyết áp tăng sẽ làm thay đổi cấu trúc của các động mạch dẫn đến làm tăng nguy cơ bệnh đột quỵ, bệnh tim, suy thận.
Chế độ ăn uống - nhất là thói quen ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, cùng với việc thiếu vận động, béo phì là những yếu tố làm tăng huyết áp ở không ít người.
Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa trong bữa ăn, thói quen ít vận động cùng với gen góp phần làm mức cholesterol tăng lên, hậu quả là dẫn đến nguy cơ bệnh tim, đột quỵ cùng các bệnh tim mạch khác.
Một phần ba số bệnh nhân mắc bệnh tim trên thế giới có nguyên nhân là do cholesterol trong máu cao. Cholesterol trong máu cao rất nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Ăn uống không lành mạnh, ít vận động thể chất sẽ làm làm tăng mức đường huyết. Trên toàn thế giới, 6% các ca tử vong là do lượng đường trong máu cao, với 83% các ca tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Đường trong máu tăng gây ra các ca tử vong bệnh tiểu đường, 22% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 16% các ca tử vong đột quỵ.
Tỷ lệ người thừa cân (BMI ≥ 25) và béo phì (BMI ≥ 30) trên thế giới rất cao. Xu hướng này còn đang gia tăng rộng bởi những thay đổi trong chế độ ăn và giảm hoạt động thể chất ở các đối tượng trên.
Hệ quả của thừa cân và béo phì là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ thiếu máu cục bộ và bệnh tiểu đường loại 2, cũng như những rủi ro của ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác.
Người thừa cân mãn tính còn đối mặt với nguy cơ bệnh viêm xương khớp - một nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật.
Ít hoạt động thể chất, lười vận động sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm, như làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và bệnh tiểu đường loại 2.
Cụ thể, việc hoạt động thể chất hạn chế được ước tính sẽ gây ra khoảng 21-25% ung thư vú và ung thư đại tràng, 27% bệnh tiểu đường và khoảng 30% bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Ai ai cũng có thể mắc căn bệnh nào đó ở mọi lứa tuổi. Việc thiếu hay thừa các chất dinh dưỡng đều gây tác hại đến sự phát triển bệnh tật. Đó là lý do vì sao chúng ta phải xem việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng.
Bạn phải nhớ rằng, không có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng cho mọi nhu cầu cơ thể chúng ta. Mỗi loại thức ăn sẽ bổ sung một hoặc nhiều loại chất dinh dưỡng nhất định với tỷ lệ khác nhau mà thôi. Do đó, bạn cần phải ăn uống phong phú thực phẩm, phối hợp khoa học chúng lại với nhau để nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Cụ thể, trong thực đơn mỗi ngày bạn nên có sự phối hợp giữa nguồn chất đạm động vật, thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu…) và các loại rau, trái cây. Ngoài ra, nên có cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần ăn. Hạn chế thấp nhất việc tiêu thụ thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì có nhiều muối/ngọt/mỡ, thức ăn có chỉ số đường huyết cao.
Ăn đủ nhu cầu, phân chia các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý nhất (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động); không ăn mặn, sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn; duy trì cân nặng ở mức “nên có”...
Bên cạnh đó, cần duy trì và tuân thủ lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia,... Lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, rối loạn sức khỏe tâm thần và tử vong sớm.
Theo các nghiên cứu, một người thường xuyên và đều đặn hoạt động thể chất, bao gồm tập thể dục và thể thao, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, béo phì và tử vong sớm.
Tốt nhất là kết hợp nhiều bài tập khác nhau, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp, với các bài tập rèn luyện sức mạnh, có thể bao gồm tập tạ hoặc các bài tập mang trọng lượng cơ thể. Việc đa dạng hoạt động tập luyện sẽ giúp bạn đỡ nhàm chán hơn cũng như mang lại lợi ích toàn diện cho cơ thể của bạn.
Mẹo giúp bạn giảm thời gian ít vận động
Hoạt động thể chất là rất quan trọng. Bạn có thể giảm lượng thời gian ít vận động bằng những cách sau đây:
Lối sống ít vận động có mối quan hệ rất chặt chẽ với các tình trạng sức khỏe của bạn. Nhiều người lười vận động, thường viện dẫn các lý do để không hoạt động thể chất, vô tình đẩy cơ thể mình đến gần hơn các loại bệnh tật.
Chỉ cần thay đổi một chút thói quen lâu nay để nâng cao sức khỏe, mỗi ngày một chút, bạn sẽ thấy vô cùng bất ngờ sau một thời gian.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.