Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm cùng với đại dịch Covid-19 khiến nhiều người tìm tới yến sào như một loại thực phẩm “cứu tinh” cho tình trạng sức khỏe giảm sút. Ăn yến có tăng cường đề kháng không?
Khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống tăng lên, con người lại càng quan tâm hơn tới sức khỏe bằng cách sử dụng yến sào để làm tăng sức đề kháng. Dù có giá thành cao, cách làm công phu, phức tạp, loại thực phẩm này vẫn luôn “cháy hàng” do nhiều người tìm mua để làm tăng sức đề kháng. Vậy lời đồn “ăn yến tăng sức đề kháng” có thật hay không? Hãy cùng chúng tôi điểm mặt 15 công dụng của yến sào và cách sử dụng yến sao cho đúng cách qua bài viết dưới đây nhé!
Tổ chim yến hay còn có tên gọi khác là yến sào, là loại thực phẩm quý hiếm được hình thành từ nước bọt của loài chim yến. Yến sào chỉ có mặt tại một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Cambodia và Thái Lan.
Yến sào có giá trị dinh dưỡng và dược liệu rất cao. Từ thời xa xưa, tổ yến là món ăn tiến vua nổi tiếng. Ngày này, các nhà khoa học đã tìm thấy trong yến sào có đến 50% protein, 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng. Nhờ những dưỡng chất này, yến sào có đặc tính chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư, cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn.
Trong yến sào có chứa chất astatic sẽ tạo ra glucotin, giúp tạo ra kháng thể cực tốt cho hệ miễn dịch. Thường xuyên ăn yến sào sẽ giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và giúp cơ thể của bạn chống đỡ tốt hơn với những tác nhân gây bệnh.
Yến sào có tác dụng toàn diện lên hệ hô hấp, hiệu tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch và các cơ quan khác trên cơ thể con người. Vì vậy, yến sào phù hợp với nhiều người, đặc biệt là người mới ốm dậy. Cụ thể:
Theo Đông y, yến sào là loại dược liệu có tác dụng dưỡng ẩm, bổ phế, giảm ho, làm sạch dịch nhầy trong họng và ức chế phản ứng dị ứng và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp. Vì vậy, những người gặp chứng ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi, ăn yến sào sẽ rất tốt cho việc phục hồi.
Phân tích thành phần dinh dưỡng của yến sào, các nhà dinh dưỡng đã phát hiện ra chất crom và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chúng có tác dụng kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Từ đó, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe toàn diện.
Trong yến sào có chữa các chất dinh dưỡng như mangan, đồng, kẽm, brom,... Chúng đều có tác dụng an thần, bổ não, giúp bộ não ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn. Đồng thời, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp con người ngủ ngon hơn và minh mẫn hơn.
Tổ yến có tác dụng giữ cho giác mạc luôn khỏe mạnh và phục hồi tốt hơn ngay cả khi đã trải qua những tổn thương sau phẫu thuật.
Dưỡng chất threonine trong yến sào có chức năng tham gia vào quá trình sản xuất collagen và elastin, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới, làm tăng độ đàn hồi, cải thiện cấu trúc làn da. Đồng thời, làm sáng da, ngăn sự hình thành của các vết nám, tàn nhang và vết nhăn trên da. Từ đó, làm chậm quá trình lão hóa da.
Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, axit amin và khoáng chất như kẽm, selen, giúp tăng cường sức khỏe và thể lực. Dù không chứa testosterone hay estrogen, nhưng nhờ hỗ trợ hệ miễn dịch, tuần hoàn máu và giảm căng thẳng, yến sào có thể gián tiếp cải thiện sức khỏe sinh lý.
Việc sử dụng yến sào hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học cùng lối sống lành mạnh có thể giúp duy trì thể lực và cân bằng nội tiết tố tự nhiên. Tuy nhiên, yến sào không phải là phương pháp điều trị yếu sinh lý mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ sức khỏe.
Việc sơ chế và nấu yến sào phải được đảm bảo đúng cách để không làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong yến sào.
Đối với tổ yến thô chưa nhặt lông, bạn phải sơ chế bằng cách nhặt lông với nước tinh khiết. Bạn tránh ngâm yến trong nước quá lâu làm giảm chất dinh dưỡng. Đối với yến đã được làm sạch, bạn chỉ cần rửa qua với nước từ 20 - 30 phút.
Nhiệt độ thích hợp nhất khi nấu yến sào là từ 80 - 85 độ C. Nếu chế biến ở nhiệt độ cao hơn, yến sào sẽ mất đi chất dinh dưỡng. Cách tốt nhất là bạn nên hấp cách thủy và lót dưới đáy nồi chưng một lớp khăn sạch để tránh nhiệt độ quá cao.
Yến sào tuy bổ dưỡng, thơm ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế và chế biến thì sẽ làm mất đi dưỡng chất vốn có trong thực phẩm này. Đây là điều khó khăn đối với nhiều bà nội trợ, đặc biệt là những người thường xuyên bận rộn. Vì vậy, bạn có thể chọn yến sào chưng đường phèn Green Bird như một giải pháp hữu hiệu vừa tiện lợi, vừa giúp bạn cải thiện sức khỏe. Sản phẩm chứa thành phần yến sào hữu cơ chuẩn Asean Organic với sợi yến chiếm 15% nên có khả năng bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường sức đề kháng cho người dùng. Hơn nữa, sản phẩm đã được chứng nhận là yến thật và chất lượng, không chứa chất tẩy trắng và đường hóa học nên an toàn 100% với sức khỏe của người dùng. Thành phần đường hữu cơ không tẩy từ cây mía được trồng không dùng phân bón và thuốc trừ sâu nên rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng tức thời, làm giảm mệt mỏi, uể oải, phù hợp cho người cần bổ sung năng lượng và người mới vừa ốm dậy.
Yến sào khi kết hợp với đường phèn sẽ tạo nên hương vị thơm ngọt, dễ uống, thích hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn sản phẩm này như một món quà tặng sang trọng, quý giá.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời của tổ yến để giải đáp thắc mắc: “Ăn yến có tăng cường đề kháng không?”. Để giảm thiểu thời gian chế biến lâu, cách chế biến phức tạp, bạn có thể lựa chọn yến sào chưng đường phèn Green Bird để bồi bổ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.